THI THỬ IELTS TRÊN MÁY TÍNH HÀNG NGÀY

Đã có 64 người đăng ký mới và 59 lượt làm bài thi trong tháng

TOÀN THỜI GIAN
0
Guest user
9
1
Nguyễn Duy Thái
9
2
Phạm Tiến Thành
9
3
Lê Quang Huy
9
4
Nguyễn Hoàng Thái
9
5
Nguyễn Hoàng Dương
9
6
Phạm Nam Thái
9
7
Tô Đức Tiến
9
8
Lê Thị Khánh Linh
9
9
Lê Thùy Trang
8.5
TUẦN GẦN NHẤT
0
Nguyễn Chung Kiên
8
1
Guest user
0
BÀI THI ĐƯỢC THI NHIỀU NHẤT
0
CAMBRIDGE 18 - Test 1
73
1
Cambridge 16 - Test 4
62
2
Cambridge 17 - Test 4
40
3
Actual Test 27
39
4
Cambridge 17 - Test 2
36
5
Cambridge 17 - Test 3
34
6
Cambridge 17 - Test 1
33
7
IELTS CAMBRIDGE 15 - Test 1
31
8
Cambridge 16 - Test 2
30
9
Cambridge 16 - Test 3
28

Tranh luận giúp nâng cao khả năng tư duy phản biện


1. Dạy con tư duy phản biện như thế nào?

Dạy con kỹ năng tư duy phản biện – điều mà sẽ rất có ích cho sự phát triển của trẻ sau này. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng những bài học tranh luận mang tính logic và lý luận rất hiệu quả đối với sự phát triển tư duy của trẻ, thực sự cải thiện đáng kể IQ của trẻ. Nhưng không phải đứa trẻ nào cũng học được những bài học như vậy, ngay cả ở trường học.

Học sinh có thể phát triển các nguyên tắc tư duy logic thông qua học môn Toán hoặc Khoa học. Nếu các em được yêu cầu phải thường xuyên trình bày các bài giải toán và khoa học của mình dưới dạng thuyết trình cách lập luận hoặc viết dưới dạng bài tiểu luận thì những phương pháp này sẽ rất hữu ích.

Các thí nghiệm giáo dục ở Mỹ cho thấy trẻ càng phát triển tốt tư duy phản biện và tư duy logic nếu các em bắt buộc phải trình bày vấn đề cho người khác nghe hoặc đọc. Hầu hết chúng ta, những người lớn tuổi, sau nhiều trải nghiệm đều nhận ra rằng việc viết ra các lập luận sẽ luôn giúp ta làm rõ ý tưởng của mình hơn.

Và quan trọng hơn cả là viết có thể làm cho chúng ta nhận thức được những khoảng trống trong sự hiểu biết của mình. Buộc chúng ta phải để ý những khoảng trống trong cách giải thích, những thông tin thiếu sót, lỗ hổng logic. Về nguyên tắc, viết khuyến khích sinh viên xây dựng cách lập luận tốt hơn.

Nhưng không rõ có bao nhiêu đứa trẻ cải thiện kỹ năng tư duy phản biện thông qua bài viết? Dựa trên các nghiên cứu của các nhà khoa học giáo dục Mỹ, viết một mình là phương pháp không có nhiều hiệu quả.

Có lẽ vì học sinh thiếu quan điểm phản biện trong công việc của chính họ.

Yêu cầu học sinh tranh luận về một vấn đề và họ có thể khá tốt trong việc đặt tên cho một vài lý do để hỗ trợ cho lập luận của mình. Nhưng học sinh hiếm khi xem xét các khía cạnh khác, thường đưa ra những bằng chứng không xác đáng, hoặc không nhìn nhận đúng giá trị tích cực của quan điểm đối lập.

Đây là những điểm được đưa ra bởi các nhà nghiên cứu Deanna Khun va Amanda Powell. Họ cho rằng học sinh, sinh viên cần ai đó để tranh luận. Các em cần một nhà “phê bình” cho bản thân họ.

Không phải những trao đổi ngớ ngẩn, cẩu thả, để tình cảm chi phối khi tranh luận trên TV và Internet. Thật sự phải tuân thủ những nguyên tắc: Lập luận có kỷ luật, logic, phản ứng nhanh và đưa ra những bằng chứng với người khác.

Chúng ta có nên dạy trẻ nghệ thuật tranh biện không? Như Kuhn và Powell đã chỉ ra, tham gia tranh luận buộc trẻ phải xem xét, phân tích dựa trên cả quan điểm đối lập chứ không phải chỉ của riêng mình. Nó khuyến khích trẻ dự đoán sự phản đối và chuẩn bị những lập luận của mình để trả lời phản biện, đặc biệt là sự cân nhắc các bằng chứng từ hai mặt đối lập này.

Phát triển tư duy phản biện của trẻ

Vì vậy, các nhà nghiên cứu đã thử nghiệm một chương trình tranh luận kéo dài 3 năm về nhóm học sinh trung học Mỹ thuộc tầng lớp thu nhập thấp.

2. Các dạy con tư duy phản biện hiệu quả

Những đứa trẻ bắt đầu chương trình học khi chúng học lớp 6. Bốn mươi tám đứa trẻ được chỉ định vào một lớp triết học để tạo ra cuộc tranh luận. Một nhóm khác là nhóm được kiểm soát gồm 28 đứa trẻ được chỉ định tham dự một khóa học tương tự có thảo luận do giáo viên hướng dẫn và viết bài luận, nhưng không có bất kì đào tạo hay thực hành nào trong tranh luận.

Khi bắt đầu nghiên cứu, những đứa trẻ này được kiểm tra khả năng suy luận về một vấn đề gây tranh cãi. Sau đó khóa học bắt đầu: Hai bài học mỗi tuần, mỗi bài kéo dài 50 phút.

Vậy, trẻ đã làm những gì trong lớp

Đối với những đứa trẻ trong khóa học dựa trên sự tranh luận, các bài học được tổ chức xoay quanh bốn chủ đề gây tranh cãi. Mỗi chủ đề mất khoảng 13 tuần để hoàn thành.

Giáo viên sẽ bắt đầu mỗi học kỳ 13 tuần bằng cách trình bày một cuộc tranh cãi như “Cái chết êm ái” và yêu cầu trẻ em đứng về phía họ. Sau đó, các nhóm làm việc theo nhóm để chuẩn bị cho phần tranh luận.

Các thành viên trong nhóm sẽ thay phiên nhau để xây dựng lập luận hỗ trợ quan điểm của mình. Họ sẽ đưa ra lý do và đánh giá, cố gắng phán đoán những gì phe đối lập sẽ tranh luận và chuẩn bị phản bác. Sau đó, họ sẽ diễn tập lại các cặp đôi với các thành viên khác trong nhóm, tổ chức các cuộc tranh luận giả trên máy tính, thông qua tin nhắn tự động.

Tại sao lại là máy tính? Các nhà nghiên cứu cho hay thanh thiếu niên rất quen thuộc với việc nhắn tin và các hộp thư thoại được đánh máy. Kuhn và Powell cho biết rằng một cuộc đối thoại bằng văn bản sẽ giúp các nhà nghiên cứu thu thập cách lập luận của các học sinh dễ dàng hơn và mặt khác cũng khuyến khích học sinh thể hiện tư duy tốt hơn.

Cuộc tranh luận được dẫn dắt bởi 2 người đại diện được chọn từ mỗi đội, có thể trao đổi với các đồng đội của họ để được giúp đỡ. Giống như cuộc thi chạy giả lập, cuộc tranh luận diễn ra trên máy tính.

Những gì trẻ học được

Vào cuối mỗi năm học, trẻ em được kiểm tra khả năng suy luận của mình. Điểm số của họ được so sánh với điểm số của nhóm kiểm soát – những đứa trẻ đã dành cả năm để thảo luận và viết về các vấn đề tranh cãi tương tự, nhưng không có bất kỳ thực hành tranh biện nào.

Khi được yêu cầu viết bài luận về một cuộc tranh cãi mới, những đứa trẻ thuộc nhóm học bằng tranh biện đã thể hiện sự tinh tế hơn trong bài viết luận với những trải nghiệm tranh luận của mình.

Tư duy tiếng Anh, trí nhớ từ vựng

Các học sinh được đào tạo tranh luận đã đưa ra các lập luận dựa trên cả 2 quan điểm – tức là các lập luận được đề cập đến cả những quan điểm đối lập. Vào cuối năm thứ ba, các học sinh trong nhóm tranh luận đã đi xa hơn: Họ đã gủi bài tiểu luận thảo luận về lợi ích và cái giá phải trả đối với cả 2 mặt quan điểm.

Kuhn và Powell gọi đây là một quan điểm tích hợp và ít thấy ở những đứa trẻ trong nhóm kiểm soát. Những đứa trẻ tranh luận cũng tìm cách đưa ra quan điểm chính mình theo một cách khác. Họ có vẻ tốt hơn trong việc tìm ra dữ liệu mới nào sẽ giúp giải quyết tranh cãi.

Các nhà nghiên cứu học thêm học sinh các câu hỏi để tìm thêm bằng chứng như: “Có câu hỏi nào mà bạn muốn có câu trả lời mà giúp các bạn đưa ra và củng cố những lập luận của mình không?”

Những đứa trẻ được đào tạo tranh luận đưa ra nhiều câu hỏi như vậy. Ngoài ra, các câu hỏi của họ thích hợp để hình thành phán đoán chung về vấn đề này.

Không sửa chữa nhanh

Chương trình tranh luận được phát triển bởi Kuhn và Powell được xem là thành công. Tuy nhiên, không thể thay đổi quá nhanh được. Vì muốn có cách làm đúng thì phải sửa từng chi tiết đúng. Ví dụ:

  • Trẻ em không bắt đầu chương trình với hiểu biết về tầm quan trọng của bằng chứng, chúng phải được dạy.

Vào cuối năm thứ nhất, các giáo viên bắt đầu hướng học sinh tới những câu hỏi phù hợp với các cuộc tranh luận. Những câu hỏi như “Có tính nhân văn không trong việc sử dụng động vật làm thí nghiệm?” hay “Nghiên cứu trên động vật đã đưa ra những phương pháp chữa bệnh nào?”. Trong những năm sau đó, học sinh được khuyến khích tạo ra và đưa ra những câu hỏi của riêng mình. Dần dần những đứa trẻ bắt đầu cảm thấy tầm quan trọng của việc trả lời những câu hỏi này. Tuy nhiên mất rất nhiều thời gian để thực hành.

  • Giáo viên sẽ đưa ra những nhận xét về điểm mạnh và điểm yếu trong lập luận của học sinh một cách thẳng thắn.

Mỗi cuối học kì, giáo viên xem bảng điểm của cuộc tranh luận và sơ đồ tóm tắt những ghi chú những gì hiệu quả hoặc không hiệu quả về bài thuyết trình của mỗi đội. Thưởng điểm cho những đội lập luận tốt và ngược lại, cũng như việc đưa ra những giả định không đúng và không liên quan. Điểm được tính và đội chiến thắng được công bố.

Điều này đáng để đầu tư?

Kuhn và Powell đã tạo ra được chương trình tối ưu hay chưa? Có lẽ là KHÔNG.

Đây chỉ là nghiên cứu đầu tiên được công bố. Sẽ còn có những nghiên cứu tiếp theo để tìm ra phần nào của chương trình hiệu quả hơn phần nào. Nhưng Kuhn và Powell đã thực hiện môt bước quan trọng nhất. Tức là họ đã thực hiện được một nghiên cứu thuyết phục về việc dạy học bằng tranh biện.

Thảo luận trên lớp không chính thức dường như không phải là một cách hiệu quả để thúc đẩy các kỹ năng tư duy phản biện. Và tôi cho rằng các bài học tranh luận có thể giúp thu hẹp khoảng cách giữa các học sinh có địa vị kinh tế, xã hội khác nhau.

Trong nhiều gia đình trung lưu, cha me cố gắng uốn nắn con trẻ bằng cách đưa ra những tranh luận với con cái họ. Khuyến khích sự cho và nhận. Họ giải thích lý do các nguyên tắc và khuyến khích trẻ đàm phán với điều kiện miễn là chúng có thể đưa ra những lý lẽ thuyết phục. Tôi nhớ một câu châm ngôn của nhà nhân chủng học rằng “Giới trí thức Mỹ đào tạo cho con cái họ nói chuyện như một luật sư”.

Có lẽ con cái của những nhà tư tưởng sẽ thu lợi từ những bài học trong cuộc tranh luận. Vì vậy, tôi có xu hướng nghĩ rằng thêm tranh luận vào chương trình giảng dạy là một sự đầu tư cho toàn xã hội. Chúng ta có thể đang đặt nền tảng cho một nền văn hóa tốt hơn, với những người có hiểu biết tốt hơn, những bồi thẩm đoàn hợp lý hơn và công dân được đánh giá cao về Khoa học – kỹ thuật.

 

Thông tin liên hệ

Trụ sở chính: Smartcom English – Tầng 4 nhà 29T2, đường Hoàng Đạo Thúy, khu đô thị Trung Hòa Nhân Chính, quận Cầu Giấy, Hà Nội.

Trung tâm Anh ngữ Smartcom: Tòa nhà Smartcom, số 117, phố Hoàng Cầu, quận Đống Đa, Hà Nội.

Website: https://smartcom.vn

Điện thoại: (+84) 024.22427799

Zalo: 0865835099

Email: mail@smartcom.vn

Facebook: https://facebook.com/smartcom.vn

Youtube: https://youtube.com/c/smartcomvn

Dịch bởi: Smartcom English

Tranh luận giúp nâng cao khả năng tư duy phản biện

1. Dạy con tư duy phản biện như thế nào?

Dạy con kỹ năng tư duy phản biện – điều mà sẽ rất có ích cho sự phát triển của trẻ sau này. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng những bài học tranh luận mang tính logic và lý luận rất hiệu quả đối với sự phát triển tư duy của trẻ, thực sự cải thiện đáng kể IQ của trẻ. Nhưng không phải đứa trẻ nào cũng học được những bài học như vậy, ngay cả ở trường học. Học sinh có thể phát triển các nguyên tắc tư duy logic thông qua học môn Toán hoặc Khoa học. Nếu các em được yêu cầu phải thường xuyên trình bày các bài giải toán và khoa học của mình dưới dạng thuyết trình cách lập luận hoặc viết dưới dạng bài tiểu luận thì những phương pháp này sẽ rất hữu ích. Các thí nghiệm giáo dục ở Mỹ cho thấy trẻ càng phát triển tốt tư duy phản biện và tư duy logic nếu các em bắt buộc phải trình bày vấn đề cho người khác nghe hoặc đọc. Hầu hết chúng ta, những người lớn tuổi, sau nhiều trải nghiệm đều nhận ra rằng việc viết ra các lập luận sẽ luôn giúp ta làm rõ ý tưởng của mình hơn. Và quan trọng hơn cả là viết có thể làm cho chúng ta nhận thức được những khoảng trống trong sự hiểu biết của mình. Buộc chúng ta phải để ý những khoảng trống trong cách giải thích, những thông tin thiếu sót, lỗ hổng logic. Về nguyên tắc, viết khuyến khích sinh viên xây dựng cách lập luận tốt hơn. Nhưng không rõ có bao nhiêu đứa trẻ cải thiện kỹ năng tư duy phản biện thông qua bài viết? Dựa trên các nghiên cứu của các nhà khoa học giáo dục Mỹ, viết một mình là phương pháp không có nhiều hiệu quả. Có lẽ vì học sinh thiếu quan điểm phản biện trong công việc của chính họ. Yêu cầu học sinh tranh luận về một vấn đề và họ có thể khá tốt trong việc đặt tên cho một vài lý do để hỗ trợ cho lập luận của mình. Nhưng học sinh hiếm khi xem xét các khía cạnh khác, thường đưa ra những bằng chứng không xác đáng, hoặc không nhìn nhận đúng giá trị tích cực của quan điểm đối lập. Đây là những điểm được đưa ra bởi các nhà nghiên cứu Deanna Khun va Amanda Powell. Họ cho rằng học sinh, sinh viên cần ai đó để tranh luận. Các em cần một nhà “phê bình” cho bản thân họ. Không phải những trao đổi ngớ ngẩn, cẩu thả, để tình cảm chi phối khi tranh luận trên TV và Internet. Thật sự phải tuân thủ những nguyên tắc: Lập luận có kỷ luật, logic, phản ứng nhanh và đưa ra những bằng chứng với người khác. Chúng ta có nên dạy trẻ nghệ thuật tranh biện không? Như Kuhn và Powell đã chỉ ra, tham gia tranh luận buộc trẻ phải xem xét, phân tích dựa trên cả quan điểm đối lập chứ không phải chỉ của riêng mình. Nó khuyến khích trẻ dự đoán sự phản đối và chuẩn bị những lập luận của mình để trả lời phản biện, đặc biệt là sự cân nhắc các bằng chứng từ hai mặt đối lập này. Phát triển tư duy phản biện của trẻ Vì vậy, các nhà nghiên cứu đã thử nghiệm một chương trình tranh luận kéo dài 3 năm về nhóm học sinh trung học Mỹ thuộc tầng lớp thu nhập thấp.

2. Các dạy con tư duy phản biện hiệu quả

Những đứa trẻ bắt đầu chương trình học khi chúng học lớp 6. Bốn mươi tám đứa trẻ được chỉ định vào một lớp triết học để tạo ra cuộc tranh luận. Một nhóm khác là nhóm được kiểm soát gồm 28 đứa trẻ được chỉ định tham dự một khóa học tương tự có thảo luận do giáo viên hướng dẫn và viết bài luận, nhưng không có bất kì đào tạo hay thực hành nào trong tranh luận. Khi bắt đầu nghiên cứu, những đứa trẻ này được kiểm tra khả năng suy luận về một vấn đề gây tranh cãi. Sau đó khóa học bắt đầu: Hai bài học mỗi tuần, mỗi bài kéo dài 50 phút.

Vậy, trẻ đã làm những gì trong lớp

Đối với những đứa trẻ trong khóa học dựa trên sự tranh luận, các bài học được tổ chức xoay quanh bốn chủ đề gây tranh cãi. Mỗi chủ đề mất khoảng 13 tuần để hoàn thành. Giáo viên sẽ bắt đầu mỗi học kỳ 13 tuần bằng cách trình bày một cuộc tranh cãi như “Cái chết êm ái” và yêu cầu trẻ em đứng về phía họ. Sau đó, các nhóm làm việc theo nhóm để chuẩn bị cho phần tranh luận. Các thành viên trong nhóm sẽ thay phiên nhau để xây dựng lập luận hỗ trợ quan điểm của mình. Họ sẽ đưa ra lý do và đánh giá, cố gắng phán đoán những gì phe đối lập sẽ tranh luận và chuẩn bị phản bác. Sau đó, họ sẽ diễn tập lại các cặp đôi với các thành viên khác trong nhóm, tổ chức các cuộc tranh luận giả trên máy tính, thông qua tin nhắn tự động. Tại sao lại là máy tính? Các nhà nghiên cứu cho hay thanh thiếu niên rất quen thuộc với việc nhắn tin và các hộp thư thoại được đánh máy. Kuhn và Powell cho biết rằng một cuộc đối thoại bằng văn bản sẽ giúp các nhà nghiên cứu thu thập cách lập luận của các học sinh dễ dàng hơn và mặt khác cũng khuyến khích học sinh thể hiện tư duy tốt hơn. Cuộc tranh luận được dẫn dắt bởi 2 người đại diện được chọn từ mỗi đội, có thể trao đổi với các đồng đội của họ để được giúp đỡ. Giống như cuộc thi chạy giả lập, cuộc tranh luận diễn ra trên máy tính.

Những gì trẻ học được

Vào cuối mỗi năm học, trẻ em được kiểm tra khả năng suy luận của mình. Điểm số của họ được so sánh với điểm số của nhóm kiểm soát – những đứa trẻ đã dành cả năm để thảo luận và viết về các vấn đề tranh cãi tương tự, nhưng không có bất kỳ thực hành tranh biện nào. Khi được yêu cầu viết bài luận về một cuộc tranh cãi mới, những đứa trẻ thuộc nhóm học bằng tranh biện đã thể hiện sự tinh tế hơn trong bài viết luận với những trải nghiệm tranh luận của mình. Tư duy tiếng Anh, trí nhớ từ vựng Các học sinh được đào tạo tranh luận đã đưa ra các lập luận dựa trên cả 2 quan điểm – tức là các lập luận được đề cập đến cả những quan điểm đối lập. Vào cuối năm thứ ba, các học sinh trong nhóm tranh luận đã đi xa hơn: Họ đã gủi bài tiểu luận thảo luận về lợi ích và cái giá phải trả đối với cả 2 mặt quan điểm. Kuhn và Powell gọi đây là một quan điểm tích hợp và ít thấy ở những đứa trẻ trong nhóm kiểm soát. Những đứa trẻ tranh luận cũng tìm cách đưa ra quan điểm chính mình theo một cách khác. Họ có vẻ tốt hơn trong việc tìm ra dữ liệu mới nào sẽ giúp giải quyết tranh cãi. Các nhà nghiên cứu học thêm học sinh các câu hỏi để tìm thêm bằng chứng như: “Có câu hỏi nào mà bạn muốn có câu trả lời mà giúp các bạn đưa ra và củng cố những lập luận của mình không?” Những đứa trẻ được đào tạo tranh luận đưa ra nhiều câu hỏi như vậy. Ngoài ra, các câu hỏi của họ thích hợp để hình thành phán đoán chung về vấn đề này.

Không sửa chữa nhanh

Chương trình tranh luận được phát triển bởi Kuhn và Powell được xem là thành công. Tuy nhiên, không thể thay đổi quá nhanh được. Vì muốn có cách làm đúng thì phải sửa từng chi tiết đúng. Ví dụ:
  • Trẻ em không bắt đầu chương trình với hiểu biết về tầm quan trọng của bằng chứng, chúng phải được dạy.
Vào cuối năm thứ nhất, các giáo viên bắt đầu hướng học sinh tới những câu hỏi phù hợp với các cuộc tranh luận. Những câu hỏi như “Có tính nhân văn không trong việc sử dụng động vật làm thí nghiệm?” hay “Nghiên cứu trên động vật đã đưa ra những phương pháp chữa bệnh nào?”. Trong những năm sau đó, học sinh được khuyến khích tạo ra và đưa ra những câu hỏi của riêng mình. Dần dần những đứa trẻ bắt đầu cảm thấy tầm quan trọng của việc trả lời những câu hỏi này. Tuy nhiên mất rất nhiều thời gian để thực hành.
  • Giáo viên sẽ đưa ra những nhận xét về điểm mạnh và điểm yếu trong lập luận của học sinh một cách thẳng thắn.
Mỗi cuối học kì, giáo viên xem bảng điểm của cuộc tranh luận và sơ đồ tóm tắt những ghi chú những gì hiệu quả hoặc không hiệu quả về bài thuyết trình của mỗi đội. Thưởng điểm cho những đội lập luận tốt và ngược lại, cũng như việc đưa ra những giả định không đúng và không liên quan. Điểm được tính và đội chiến thắng được công bố.

Điều này đáng để đầu tư?

Kuhn và Powell đã tạo ra được chương trình tối ưu hay chưa? Có lẽ là KHÔNG. Đây chỉ là nghiên cứu đầu tiên được công bố. Sẽ còn có những nghiên cứu tiếp theo để tìm ra phần nào của chương trình hiệu quả hơn phần nào. Nhưng Kuhn và Powell đã thực hiện môt bước quan trọng nhất. Tức là họ đã thực hiện được một nghiên cứu thuyết phục về việc dạy học bằng tranh biện. Thảo luận trên lớp không chính thức dường như không phải là một cách hiệu quả để thúc đẩy các kỹ năng tư duy phản biện. Và tôi cho rằng các bài học tranh luận có thể giúp thu hẹp khoảng cách giữa các học sinh có địa vị kinh tế, xã hội khác nhau. Trong nhiều gia đình trung lưu, cha me cố gắng uốn nắn con trẻ bằng cách đưa ra những tranh luận với con cái họ. Khuyến khích sự cho và nhận. Họ giải thích lý do các nguyên tắc và khuyến khích trẻ đàm phán với điều kiện miễn là chúng có thể đưa ra những lý lẽ thuyết phục. Tôi nhớ một câu châm ngôn của nhà nhân chủng học rằng “Giới trí thức Mỹ đào tạo cho con cái họ nói chuyện như một luật sư”. Có lẽ con cái của những nhà tư tưởng sẽ thu lợi từ những bài học trong cuộc tranh luận. Vì vậy, tôi có xu hướng nghĩ rằng thêm tranh luận vào chương trình giảng dạy là một sự đầu tư cho toàn xã hội. Chúng ta có thể đang đặt nền tảng cho một nền văn hóa tốt hơn, với những người có hiểu biết tốt hơn, những bồi thẩm đoàn hợp lý hơn và công dân được đánh giá cao về Khoa học – kỹ thuật.  

Thông tin liên hệ

Trụ sở chính: Smartcom English – Tầng 4 nhà 29T2, đường Hoàng Đạo Thúy, khu đô thị Trung Hòa Nhân Chính, quận Cầu Giấy, Hà Nội. Trung tâm Anh ngữ Smartcom: Tòa nhà Smartcom, số 117, phố Hoàng Cầu, quận Đống Đa, Hà Nội. Website: https://smartcom.vn Điện thoại: (+84) 024.22427799 Zalo: 0865835099 Email: mail@smartcom.vn Facebook: https://facebook.com/smartcom.vn Youtube: https://youtube.com/c/smartcomvn

Dịch bởi: Smartcom English