THI THỬ IELTS TRÊN MÁY TÍNH HÀNG NGÀY

Đã có 65 người đăng ký mới và 59 lượt làm bài thi trong tháng

TOÀN THỜI GIAN
0
Guest user
9
1
Nguyễn Duy Thái
9
2
Phạm Tiến Thành
9
3
Lê Quang Huy
9
4
Nguyễn Hoàng Thái
9
5
Nguyễn Hoàng Dương
9
6
Phạm Nam Thái
9
7
Tô Đức Tiến
9
8
Lê Thị Khánh Linh
9
9
Lê Thùy Trang
8.5
TUẦN GẦN NHẤT
0
Nguyễn Chung Kiên
8
1
Guest user
0
BÀI THI ĐƯỢC THI NHIỀU NHẤT
0
CAMBRIDGE 18 - Test 1
73
1
Cambridge 16 - Test 4
62
2
Cambridge 17 - Test 4
40
3
Actual Test 27
39
4
Cambridge 17 - Test 2
36
5
Cambridge 17 - Test 3
34
6
Cambridge 17 - Test 1
33
7
IELTS CAMBRIDGE 15 - Test 1
31
8
Cambridge 16 - Test 2
30
9
Cambridge 16 - Test 3
28

Tại sao trẻ em nên dịch sang tiếng Việt khi học tiếng Anh?


Trò chuyện cùng con

TIếng Anh cho trẻ em

Cách đây một thời gian, thấy đứa con lớn của tôi bắt đầu bước vào cấp 2 theo chương trình Cambridge, loay hoay đọc môn khoa học bằng tiếng Anh và cắm đầu tra từ điển những từ vựng mà nó không biết. Nhìn vào những nghĩa mà thằng bé viết bên cạnh các từ tiếng Anh, tôi vội bảo con dừng lại. Vì có vẻ như con tra nghĩa của từ mà không thực sự hiểu bài đọc mà con đang đọc, nên những nghĩa con viết ra giấy không đúng với nghĩa trong bối cảnh của bài học.

Tôi khuyên con: “Tốt nhất con hãy dịch nhẩm ra miệng toàn bộ những gì con đang đọc sang tiếng Việt đi.”

Thằng bé cãi: “Nhưng thầy giáo nước ngoài của con bảo con phải học tiếng Anh bằng tiếng Anh thì mới nhanh, và đó là một thói quen tốt.”

Tôi ôn tồn nhưng kiên trì yêu cầu: “Con cứ thử dịch một đoạn ngắn trong sách con đọc sang tiếng Việt cho bố nghe xem nào?”

Thằng bé miễn cưỡng và cố gắng dịch một đoạn cho tôi nghe. Nghe một lúc, tôi hỏi con: “Nghĩa của từ Cultivation trong bài con đọc là gì?”

Thằng bé trả lời: “Là cái gì đó liên quan đến trồng trọt.”

Tôi nói: “Không phải đâu, từ đó có nghĩa là Thâm Canh đấy. Mà “thâm canh” là gì trong tiếng Việt con có biết không?”

Thằng bé trả lời rằng nó không biết thực sự từ “thâm canh” là gì trong tiếng Việt. Tôi thể hiện sự lo lắng trên nét mặt và giải thích với con: “Ngay cả từ đó trong tiếng mẹ đẻ của con thực sự có nghĩa là gì con còn không nắm được, thì làm sao con có thể hiểu đúng từ đó và rộng ra là cả một bài giảng về khoa học bằng tiếng Anh? Và như vậy việc đọc và học bài của con sẽ gặp rất nhiều khó khăn, vì con chưa hiểu đầy đủ vấn đề mà con đang đọc”.

Giải thích từ thâm canh cho con bằng tiếng Việt xong, tôi yêu cầu con dịch tiếp tục toàn bộ bài đọc đó sang tiếng Việt. Mỗi khi có khái niệm khó tôi đều hỏi lại xem con có thực sự hiểu không, và nếu có khái niệm nào không hiểu thì hãy tra cứu nó trên Google trước khi hỏi bố. Vì mục đích của việc chủ động tra cứu là con sẽ không phải phụ thuộc vào bố sau này. Và sau khi mất rất nhiều công sức tra cứu dịch sang tiếng Việt những khái niệm mà con không chắc là mình đã hiểu đúng, con cảm thấy hiểu sâu hơn tài liệu đang đọc rất nhiều và thực sự dễ nhớ hơn.

Thằng bé tiếp tục làm như vậy với tất cả các bài đọc của môn khoa học và cả các môn bằng tiếng Anh khác. Một thời gian sau, tốc độ đọc hiểu của nó tăng vọt, khả năng tranh luận cũng tốt hơn, và tự tin hơn, đồng thời nó thấy việc nghe giảng bài của thầy nước ngoài dễ hiểu, dễ nhớ và nhớ sâu hơn, viết lách cũng cải thiện rõ rệt.

Sau khi thấy việc dịch và hiểu rõ khái niệm của các từ vựng và thuật ngữ tiếng Anh bằng tiếng Việt lại có tác dụng cải thiện rất mạnh tốc độ sử dụng cả 4 kỹ năng Nghe, Nói, Đọc, Viết bằng tiếng Anh của mình, thằng bé hỏi tôi: “Tại sao con dịch sang tiếng Việt mà lại giỏi tiếng Anh hơn? Và tại sao bố nói ngược lại với lời khuyên của thầy nước ngoài của con, mà cuối cùng con lại thấy bố đúng?”

Tôi trả lời: “Tốc độ hiểu (nghe, đọc) và phản xạ lại (nói, viết) tiếng Anh của con phụ thuộc vào việc hiểu đúng, hiểu sâu các khái niệm, chứ không phải là do con biết qua loa về những gì con đang học. Có thể ban đầu việc đọc và dịch sang tiếng Việt làm con mất thời gian hơn bạn bè, nhưng chỉ một thời gian sau thói quen đọc sâu, hiểu kỹ ấy đã giúp con vượt lên chính mình và vượt lên cả bạn bè của con nữa.”

“Yếu tố quyết định ở đây là HIỂU SÂU những gì mình phải học. Còn thầy giáo nước ngoài của con khuyên con học khái niệm đó bằng tiếng Anh thì không có gì sai cả, vì con cũng cần phải biết điều đó được giải thích bằng tiếng Anh như thế nào. Chỉ có điều, khi tra cứu khái niệm bằng tiếng Anh, con sẽ vội vàng sử dụng chúng mà chưa kịp hiểu hết nghĩa, hoặc chưa thực sự nhớ được chúng, cho nên việc con không thể ghi nhớ được thông tin dần dần sẽ khiến con đi vào trạng thái hiểu lơ mơ và không thực sự giải thích được tường tận những gì mình học. Việc hiểu nông, học vội bằng tiếng Anh sẽ thành thói quen xấu, ảnh hưởng tệ hại cả tương lai học hành của con đấy.”

Việc đọc tiếng Anh và rèn cho con khả năng trình bày lại bằng cả hai ngôn ngữ là tiếng Việt và tiếng Anh thực chất chính là quá trình học sâu, hiểu kỹ và hơn nữa nó rèn cho con khả năng trình bày lại kiến thức vừa học theo cách hiểu của mình. Điều này rất tốt không chỉ cho tư duy của con, mà còn thành một thói quen hiệu quả là học cái gì cũng nghiêm túc, cẩn thận và hình thành nên khả năng trình bày một cách mạch lạc kiến thức của mình.

By: Nguyễn Anh Đức

Lời kết: Tác giả hy vọng bài viết này góp thêm một góc nhìn sâu sắc trong quá trình đồng hành với con của các phụ huynh. Quan điểm đọc và dịch sang tiếng mẹ đẻ có giá trị nhất ở giai đoạn học chậm, học để nghiên cứu thông tin bằng tiếng Anh, chứ không nên áp dụng ở giai đoạn học để làm bài thi tiếng Anh (ESL) hoặc bài thi các kiến thức khác sử dụng tiếng Anh (ESP).

 

THÔNG TIN LIÊN HỆ

Trụ sở chính: Smartcom English – Tầng 4 nhà 29T2, đường Hoàng Đạo Thúy, khu đô thị Trung Hòa Nhân Chính, quận Cầu Giấy, Hà Nội.

Website: https://smartcom.vn

Điện thoại: (+84) 024.22427799

Zalo: 0865835099

Email: mail@smartcom.vn

Facebook: https://facebook.com/smartcom.vn

Youtube: https://youtube.com/c/smartcomvn

Tags:

Tại sao trẻ em nên dịch sang tiếng Việt khi học tiếng Anh?

Trò chuyện cùng con

TIếng Anh cho trẻ em Cách đây một thời gian, thấy đứa con lớn của tôi bắt đầu bước vào cấp 2 theo chương trình Cambridge, loay hoay đọc môn khoa học bằng tiếng Anh và cắm đầu tra từ điển những từ vựng mà nó không biết. Nhìn vào những nghĩa mà thằng bé viết bên cạnh các từ tiếng Anh, tôi vội bảo con dừng lại. Vì có vẻ như con tra nghĩa của từ mà không thực sự hiểu bài đọc mà con đang đọc, nên những nghĩa con viết ra giấy không đúng với nghĩa trong bối cảnh của bài học. Tôi khuyên con: “Tốt nhất con hãy dịch nhẩm ra miệng toàn bộ những gì con đang đọc sang tiếng Việt đi.” Thằng bé cãi: “Nhưng thầy giáo nước ngoài của con bảo con phải học tiếng Anh bằng tiếng Anh thì mới nhanh, và đó là một thói quen tốt.” Tôi ôn tồn nhưng kiên trì yêu cầu: “Con cứ thử dịch một đoạn ngắn trong sách con đọc sang tiếng Việt cho bố nghe xem nào?” Thằng bé miễn cưỡng và cố gắng dịch một đoạn cho tôi nghe. Nghe một lúc, tôi hỏi con: “Nghĩa của từ Cultivation trong bài con đọc là gì?” Thằng bé trả lời: “Là cái gì đó liên quan đến trồng trọt.” Tôi nói: “Không phải đâu, từ đó có nghĩa là Thâm Canh đấy. Mà “thâm canh” là gì trong tiếng Việt con có biết không?” Thằng bé trả lời rằng nó không biết thực sự từ “thâm canh” là gì trong tiếng Việt. Tôi thể hiện sự lo lắng trên nét mặt và giải thích với con: "Ngay cả từ đó trong tiếng mẹ đẻ của con thực sự có nghĩa là gì con còn không nắm được, thì làm sao con có thể hiểu đúng từ đó và rộng ra là cả một bài giảng về khoa học bằng tiếng Anh? Và như vậy việc đọc và học bài của con sẽ gặp rất nhiều khó khăn, vì con chưa hiểu đầy đủ vấn đề mà con đang đọc". Giải thích từ thâm canh cho con bằng tiếng Việt xong, tôi yêu cầu con dịch tiếp tục toàn bộ bài đọc đó sang tiếng Việt. Mỗi khi có khái niệm khó tôi đều hỏi lại xem con có thực sự hiểu không, và nếu có khái niệm nào không hiểu thì hãy tra cứu nó trên Google trước khi hỏi bố. Vì mục đích của việc chủ động tra cứu là con sẽ không phải phụ thuộc vào bố sau này. Và sau khi mất rất nhiều công sức tra cứu dịch sang tiếng Việt những khái niệm mà con không chắc là mình đã hiểu đúng, con cảm thấy hiểu sâu hơn tài liệu đang đọc rất nhiều và thực sự dễ nhớ hơn. Thằng bé tiếp tục làm như vậy với tất cả các bài đọc của môn khoa học và cả các môn bằng tiếng Anh khác. Một thời gian sau, tốc độ đọc hiểu của nó tăng vọt, khả năng tranh luận cũng tốt hơn, và tự tin hơn, đồng thời nó thấy việc nghe giảng bài của thầy nước ngoài dễ hiểu, dễ nhớ và nhớ sâu hơn, viết lách cũng cải thiện rõ rệt. Sau khi thấy việc dịch và hiểu rõ khái niệm của các từ vựng và thuật ngữ tiếng Anh bằng tiếng Việt lại có tác dụng cải thiện rất mạnh tốc độ sử dụng cả 4 kỹ năng Nghe, Nói, Đọc, Viết bằng tiếng Anh của mình, thằng bé hỏi tôi: “Tại sao con dịch sang tiếng Việt mà lại giỏi tiếng Anh hơn? Và tại sao bố nói ngược lại với lời khuyên của thầy nước ngoài của con, mà cuối cùng con lại thấy bố đúng?” Tôi trả lời: "Tốc độ hiểu (nghe, đọc) và phản xạ lại (nói, viết) tiếng Anh của con phụ thuộc vào việc hiểu đúng, hiểu sâu các khái niệm, chứ không phải là do con biết qua loa về những gì con đang học. Có thể ban đầu việc đọc và dịch sang tiếng Việt làm con mất thời gian hơn bạn bè, nhưng chỉ một thời gian sau thói quen đọc sâu, hiểu kỹ ấy đã giúp con vượt lên chính mình và vượt lên cả bạn bè của con nữa." "Yếu tố quyết định ở đây là HIỂU SÂU những gì mình phải học. Còn thầy giáo nước ngoài của con khuyên con học khái niệm đó bằng tiếng Anh thì không có gì sai cả, vì con cũng cần phải biết điều đó được giải thích bằng tiếng Anh như thế nào. Chỉ có điều, khi tra cứu khái niệm bằng tiếng Anh, con sẽ vội vàng sử dụng chúng mà chưa kịp hiểu hết nghĩa, hoặc chưa thực sự nhớ được chúng, cho nên việc con không thể ghi nhớ được thông tin dần dần sẽ khiến con đi vào trạng thái hiểu lơ mơ và không thực sự giải thích được tường tận những gì mình học. Việc hiểu nông, học vội bằng tiếng Anh sẽ thành thói quen xấu, ảnh hưởng tệ hại cả tương lai học hành của con đấy." Việc đọc tiếng Anh và rèn cho con khả năng trình bày lại bằng cả hai ngôn ngữ là tiếng Việt và tiếng Anh thực chất chính là quá trình học sâu, hiểu kỹ và hơn nữa nó rèn cho con khả năng trình bày lại kiến thức vừa học theo cách hiểu của mình. Điều này rất tốt không chỉ cho tư duy của con, mà còn thành một thói quen hiệu quả là học cái gì cũng nghiêm túc, cẩn thận và hình thành nên khả năng trình bày một cách mạch lạc kiến thức của mình.

By: Nguyễn Anh Đức

Lời kết: Tác giả hy vọng bài viết này góp thêm một góc nhìn sâu sắc trong quá trình đồng hành với con của các phụ huynh. Quan điểm đọc và dịch sang tiếng mẹ đẻ có giá trị nhất ở giai đoạn học chậm, học để nghiên cứu thông tin bằng tiếng Anh, chứ không nên áp dụng ở giai đoạn học để làm bài thi tiếng Anh (ESL) hoặc bài thi các kiến thức khác sử dụng tiếng Anh (ESP).  

THÔNG TIN LIÊN HỆ

Trụ sở chính: Smartcom English – Tầng 4 nhà 29T2, đường Hoàng Đạo Thúy, khu đô thị Trung Hòa Nhân Chính, quận Cầu Giấy, Hà Nội. Website: https://smartcom.vn Điện thoại: (+84) 024.22427799 Zalo: 0865835099 Email: mail@smartcom.vn Facebook: https://facebook.com/smartcom.vn Youtube: https://youtube.com/c/smartcomvn