THI THỬ IELTS TRÊN MÁY TÍNH HÀNG NGÀY

Đã có 62 người đăng ký mới và 59 lượt làm bài thi trong tháng

TOÀN THỜI GIAN
0
Guest user
9
1
Nguyễn Duy Thái
9
2
Phạm Tiến Thành
9
3
Lê Quang Huy
9
4
Nguyễn Hoàng Thái
9
5
Nguyễn Hoàng Dương
9
6
Phạm Nam Thái
9
7
Tô Đức Tiến
9
8
Lê Thị Khánh Linh
9
9
Lê Thùy Trang
8.5
TUẦN GẦN NHẤT
0
Nguyễn Chung Kiên
8
1
Guest user
0
BÀI THI ĐƯỢC THI NHIỀU NHẤT
0
CAMBRIDGE 18 - Test 1
73
1
Cambridge 16 - Test 4
62
2
Cambridge 17 - Test 4
40
3
Actual Test 27
39
4
Cambridge 17 - Test 2
36
5
Cambridge 17 - Test 3
34
6
Cambridge 17 - Test 1
33
7
IELTS CAMBRIDGE 15 - Test 1
31
8
Cambridge 16 - Test 2
30
9
Cambridge 16 - Test 3
28

Khi nào trẻ nên bắt đầu học ngoại ngữ ?


Câu hỏi mà rất nhiều cha mẹ thắc mắc:

  • Khi nào thì nên cho con bắt đầu học ngoại ngữ?
  • Liệu học ngoại ngữ quá sớm có làm ảnh hưởng tới việc phát triển tiếng mẹ đẻ không?
  • Nếu để đến khi trẻ làm chủ được tiếng Việt rồi thì mới học tiếng Anh có bị quá muộn không, hay có gặp khó khăn khi học tiếng Anh không?

 Bài viết dưới đây sẽ giải thích đầy đủ mọi thắc mắc đó dưới góc nhìn khoa học:

Thời điểm tốt nhất để trẻ học Tiếng Anh

Theo các nghiên cứu mới nhất, trẻ con có cơ chế học ngôn ngữ tự nhiên như một bản năng (Lightbown & Spada, 2013) và không phân biệt tiếng mẹ đẻ hay ngoại ngữ, một ngôn ngữ duy nhất hay nhiều hơn một ngôn ngữ.

Khác với người lớn, trẻ có thể học bất cứ ngôn ngữ gì mà chúng thường xuyên nghe và tương tác trong cuộc sống. “Bộ máy học ngôn ngữ tự nhiên” này giúp trẻ hấp thụ ngôn ngữ một cách chủ động. Chính vì thế, nhiều đứa trẻ sống trong những gia đình mà cha và mẹ nói hai ngôn ngữ khác nhau (ví dụ như bố Mỹ, mẹ Việt) thì chúng sẽ hấp thụ một cách tự nhiên cả hai ngôn ngữ, và nói đồng thời cả tiếng Anh và tiếng Việt mà không gặp khó khăn gì.

Ở lứa tuổi trẻ con, việc học nói các ngôn ngữ cũng không khác gì việc học bò, học đi, học chơi đồ chơi, v.v… (Skinner, 1957; Chomsky, 1959), và trẻ sẽ trò chuyện với bố Mỹ bằng tiếng Anh, và giao tiếp với người mẹ Việt bằng tiếng Việt mà không hề bị nhầm lẫn. Những đứa trẻ học hấp thụ song ngữ ngay từ khi chưa biết nói như vậy được gọi là trẻ song ngữ đồng thời (simultaneous bilinguals).

Bên cạnh đó, cũng có nhiều đứa trẻ đã nói được tiếng mẹ đẻ và sau đó mới bắt đầu học ngoại ngữ mới, mà ta thường thấy ở Việt Nam là những đứa trẻ trong gia đình cha mẹ đều là người Việt, nhưng đi học mẫu giáo tại các trường song ngữ hoặc hơn nữa là tại các trường học nói tiếng Anh hoàn toàn.

Những đứa trẻ đã biết tiếng mẹ đẻ này, nếu được dạy đúng phương pháp, vẫn có thể giao tiếp tốt bằng tiếng Anh trên lớp với giáo viên và bạn học người nước ngoài sau khoảng 2 đến 3 năm học và ở nhà vẫn nói tiếng Việt với cha mẹ. Trường hợp này được gọi là trẻ song ngữ thứ cấp (sequential bilinguals) (Lightbown & Spada, 2013).

Điều đáng lưu ý là trẻ sẽ tiếp tục hoàn thiện cả hai ngôn ngữ trong quá trình lớn lên và học tập, khi mà chúng vừa giao tiếp, vừa học thêm hàng nghìn từ mới mỗi học kỳ ở cấp độ phức tạp hơn thông qua các môn học, chứ không dừng việc phát triển ngôn ngữ như nhiều người vẫn lầm tưởng (Cummins, 2000). Và cả hai trường hợp này, nếu trẻ tiếp tục được nuôi dưỡng, học tập trong môi trường song ngữ cho đến tuổi trưởng thành thì chúng hoàn toàn có khả năng đạt đến trình độ nói cả tiếng Anh và tiếng Việt tương người bản ngữ.

Tiếng Anh cho trẻ em, Trung tâm dạy tiếng Anh trẻ em

Nhưng những đứa trẻ 13, 14 tuổi hoặc lớn hơn nữa mới bắt đầu học tiếng Anh thì sẽ không bao giờ còn cơ hội đạt đến trình độ tiếng Anh tương tự như người bản ngữ, dù chúng cố gắng hết sức thì chúng cũng chỉ có thể đạt đến mức gần như người tiếng Anh bản ngữ (native speaker like) mà thôi.Vì lúc này “bộ máy học ngôn ngữ tự nhiên” đã biến mất. Những đứa trẻ bước vào tuổi thiếu niên mới bắt đầu học ngoại ngữ sẽ phải thực sự vật lộn với việc học ngoại ngữ, không chỉ vì cơ chế thuận lợi trong bộ não của chúng không còn, mà còn vì sự ảnh hưởng rất sâu đậm của tiếng mẹ đẻ trong việc phát âm và hình thành câu, v.v…, còn được gọi là “hóa thạch tiếng mẹ đẻ”.

Đối với việc bắt đầu học ngoại ngữ ở lứa tuổi thiếu niên, tuy đứa trẻ có thể nhanh chóng nắm bắt được các quy tắc ngữ pháp tiếng Anh, nhưng chúng thường xuyên nói và viết sai ngữ pháp (Krashen, 1981). Chính việc thường xuyên mắc lỗi khiến cho trẻ càng ngại nói và viết tiếng Anh, mà chúng chuyển sang xu hướng thích đọc và làm các bài kiểm tra ngữ pháp hơn giao tiếp. Những đứa trẻ học ngoại ngữ quá muộn như vậy sẽ thường đối mặt với khó khăn trong việc đọc sách, nghe giảng, hay tranh luận hoàn toàn bằng tiếng Anh nếu chúng vào bậc học cao hơn mà học hoàn toàn bằng tiếng Anh, dù bề ngoài chúng có thể đạt điểm thi IELTS hay TOEFL tương đối cao, và có thể giao tiếp được bằng tiếng Anh.

Vì bắt đầu học ngoại ngữ muộn, những đứa trẻ này bị thiếu hoàn toàn quá trình tích lũy tiếng Anh theo quá trình phát triển nhận thức trong một số môn học bằng hoàn toàn bằng tiếng Anh.

Để khắc phục nhược điểm này và giúp trẻ tự tin học tập ở bậc đại học hay cao hơn trong môi trường tiếng Anh, các phụ huynh nên hướng trẻ đọc sách hay học một vài nội dung khoa học mà trẻ thích hoàn toàn bằng tiếng Anh khi trẻ đã có đủ nền tảng tiếng Anh cơ bản. Vì việc tích lũy tiếng Anh trực tiếp thông qua các môn học là một quá trình nền tảng cho việc học tập bằng tiếng Anh trong tương lai của trẻ. Những môn học hiệu quả mà trẻ có thể sử dụng để học bằng tiếng Anh hoàn toàn là toán học, vật lý, địa lý, lịch sử thế giới, và thậm chí là những môn kinh tế và tài chính được xây dựng cho lứa tuổi học sinh.

 

Thông tin liên hệ

Trụ sở chính: Smartcom English – Tầng 4 nhà 29T2, đường Hoàng Đạo Thúy, khu đô thị Trung Hòa Nhân Chính, quận Cầu Giấy, Hà Nội.

Website: https://smartcom.vn

Điện thoại: (+84) 024.22427799

Zalo: 0865835099

Email: mail@smartcom.vn

Facebook: https://facebook.com/smartcom.vn

Youtube: https://youtube.com/c/smartcomvn

Tác giả: Nguyễn Anh Đức

Tài liệu tham khảo:

  • (1959). “Review of Verbal behavior” by Skinner.
  • (1984). Bilingualism and Special Education: Issues in Assessment and Pedagogy.
  • Lightbrown & Spada. (2013). How languages are learned.
  • (1957). Verbal Behavior. New York: Apleton-Century-Crofts.
  • (1981). Second Language Acquisition and Second Language Learning. University of Southern California.

Tags:

Khi nào trẻ nên bắt đầu học ngoại ngữ ?

Câu hỏi mà rất nhiều cha mẹ thắc mắc:
  • Khi nào thì nên cho con bắt đầu học ngoại ngữ?
  • Liệu học ngoại ngữ quá sớm có làm ảnh hưởng tới việc phát triển tiếng mẹ đẻ không?
  • Nếu để đến khi trẻ làm chủ được tiếng Việt rồi thì mới học tiếng Anh có bị quá muộn không, hay có gặp khó khăn khi học tiếng Anh không?
 Bài viết dưới đây sẽ giải thích đầy đủ mọi thắc mắc đó dưới góc nhìn khoa học:

Thời điểm tốt nhất để trẻ học Tiếng Anh

Theo các nghiên cứu mới nhất, trẻ con có cơ chế học ngôn ngữ tự nhiên như một bản năng (Lightbown & Spada, 2013) và không phân biệt tiếng mẹ đẻ hay ngoại ngữ, một ngôn ngữ duy nhất hay nhiều hơn một ngôn ngữ. Khác với người lớn, trẻ có thể học bất cứ ngôn ngữ gì mà chúng thường xuyên nghe và tương tác trong cuộc sống. “Bộ máy học ngôn ngữ tự nhiên” này giúp trẻ hấp thụ ngôn ngữ một cách chủ động. Chính vì thế, nhiều đứa trẻ sống trong những gia đình mà cha và mẹ nói hai ngôn ngữ khác nhau (ví dụ như bố Mỹ, mẹ Việt) thì chúng sẽ hấp thụ một cách tự nhiên cả hai ngôn ngữ, và nói đồng thời cả tiếng Anh và tiếng Việt mà không gặp khó khăn gì. Ở lứa tuổi trẻ con, việc học nói các ngôn ngữ cũng không khác gì việc học bò, học đi, học chơi đồ chơi, v.v… (Skinner, 1957; Chomsky, 1959), và trẻ sẽ trò chuyện với bố Mỹ bằng tiếng Anh, và giao tiếp với người mẹ Việt bằng tiếng Việt mà không hề bị nhầm lẫn. Những đứa trẻ học hấp thụ song ngữ ngay từ khi chưa biết nói như vậy được gọi là trẻ song ngữ đồng thời (simultaneous bilinguals). Bên cạnh đó, cũng có nhiều đứa trẻ đã nói được tiếng mẹ đẻ và sau đó mới bắt đầu học ngoại ngữ mới, mà ta thường thấy ở Việt Nam là những đứa trẻ trong gia đình cha mẹ đều là người Việt, nhưng đi học mẫu giáo tại các trường song ngữ hoặc hơn nữa là tại các trường học nói tiếng Anh hoàn toàn. Những đứa trẻ đã biết tiếng mẹ đẻ này, nếu được dạy đúng phương pháp, vẫn có thể giao tiếp tốt bằng tiếng Anh trên lớp với giáo viên và bạn học người nước ngoài sau khoảng 2 đến 3 năm học và ở nhà vẫn nói tiếng Việt với cha mẹ. Trường hợp này được gọi là trẻ song ngữ thứ cấp (sequential bilinguals) (Lightbown & Spada, 2013). Điều đáng lưu ý là trẻ sẽ tiếp tục hoàn thiện cả hai ngôn ngữ trong quá trình lớn lên và học tập, khi mà chúng vừa giao tiếp, vừa học thêm hàng nghìn từ mới mỗi học kỳ ở cấp độ phức tạp hơn thông qua các môn học, chứ không dừng việc phát triển ngôn ngữ như nhiều người vẫn lầm tưởng (Cummins, 2000). Và cả hai trường hợp này, nếu trẻ tiếp tục được nuôi dưỡng, học tập trong môi trường song ngữ cho đến tuổi trưởng thành thì chúng hoàn toàn có khả năng đạt đến trình độ nói cả tiếng Anh và tiếng Việt tương người bản ngữ. Tiếng Anh cho trẻ em, Trung tâm dạy tiếng Anh trẻ em Nhưng những đứa trẻ 13, 14 tuổi hoặc lớn hơn nữa mới bắt đầu học tiếng Anh thì sẽ không bao giờ còn cơ hội đạt đến trình độ tiếng Anh tương tự như người bản ngữ, dù chúng cố gắng hết sức thì chúng cũng chỉ có thể đạt đến mức gần như người tiếng Anh bản ngữ (native speaker like) mà thôi.Vì lúc này “bộ máy học ngôn ngữ tự nhiên” đã biến mất. Những đứa trẻ bước vào tuổi thiếu niên mới bắt đầu học ngoại ngữ sẽ phải thực sự vật lộn với việc học ngoại ngữ, không chỉ vì cơ chế thuận lợi trong bộ não của chúng không còn, mà còn vì sự ảnh hưởng rất sâu đậm của tiếng mẹ đẻ trong việc phát âm và hình thành câu, v.v…, còn được gọi là “hóa thạch tiếng mẹ đẻ”. Đối với việc bắt đầu học ngoại ngữ ở lứa tuổi thiếu niên, tuy đứa trẻ có thể nhanh chóng nắm bắt được các quy tắc ngữ pháp tiếng Anh, nhưng chúng thường xuyên nói và viết sai ngữ pháp (Krashen, 1981). Chính việc thường xuyên mắc lỗi khiến cho trẻ càng ngại nói và viết tiếng Anh, mà chúng chuyển sang xu hướng thích đọc và làm các bài kiểm tra ngữ pháp hơn giao tiếp. Những đứa trẻ học ngoại ngữ quá muộn như vậy sẽ thường đối mặt với khó khăn trong việc đọc sách, nghe giảng, hay tranh luận hoàn toàn bằng tiếng Anh nếu chúng vào bậc học cao hơn mà học hoàn toàn bằng tiếng Anh, dù bề ngoài chúng có thể đạt điểm thi IELTS hay TOEFL tương đối cao, và có thể giao tiếp được bằng tiếng Anh. Vì bắt đầu học ngoại ngữ muộn, những đứa trẻ này bị thiếu hoàn toàn quá trình tích lũy tiếng Anh theo quá trình phát triển nhận thức trong một số môn học bằng hoàn toàn bằng tiếng Anh. Để khắc phục nhược điểm này và giúp trẻ tự tin học tập ở bậc đại học hay cao hơn trong môi trường tiếng Anh, các phụ huynh nên hướng trẻ đọc sách hay học một vài nội dung khoa học mà trẻ thích hoàn toàn bằng tiếng Anh khi trẻ đã có đủ nền tảng tiếng Anh cơ bản. Vì việc tích lũy tiếng Anh trực tiếp thông qua các môn học là một quá trình nền tảng cho việc học tập bằng tiếng Anh trong tương lai của trẻ. Những môn học hiệu quả mà trẻ có thể sử dụng để học bằng tiếng Anh hoàn toàn là toán học, vật lý, địa lý, lịch sử thế giới, và thậm chí là những môn kinh tế và tài chính được xây dựng cho lứa tuổi học sinh.  

Thông tin liên hệ

Trụ sở chính: Smartcom English – Tầng 4 nhà 29T2, đường Hoàng Đạo Thúy, khu đô thị Trung Hòa Nhân Chính, quận Cầu Giấy, Hà Nội. Website: https://smartcom.vn Điện thoại: (+84) 024.22427799 Zalo: 0865835099 Email: mail@smartcom.vn Facebook: https://facebook.com/smartcom.vn Youtube: https://youtube.com/c/smartcomvn

Tác giả: Nguyễn Anh Đức

Tài liệu tham khảo:
  • (1959). “Review of Verbal behavior” by Skinner.
  • (1984). Bilingualism and Special Education: Issues in Assessment and Pedagogy.
  • Lightbrown & Spada. (2013). How languages are learned.
  • (1957). Verbal Behavior. New York: Apleton-Century-Crofts.
  • (1981). Second Language Acquisition and Second Language Learning. University of Southern California.