THI THỬ IELTS TRÊN MÁY TÍNH HÀNG NGÀY

Đã có 66 người đăng ký mới và 59 lượt làm bài thi trong tháng

TOÀN THỜI GIAN
0
Guest user
9
1
Nguyễn Duy Thái
9
2
Phạm Tiến Thành
9
3
Lê Quang Huy
9
4
Nguyễn Hoàng Thái
9
5
Nguyễn Hoàng Dương
9
6
Phạm Nam Thái
9
7
Tô Đức Tiến
9
8
Lê Thị Khánh Linh
9
9
Lê Thùy Trang
8.5
TUẦN GẦN NHẤT
0
Nguyễn Chung Kiên
3
BÀI THI ĐƯỢC THI NHIỀU NHẤT
0
CAMBRIDGE 18 - Test 1
73
1
Cambridge 16 - Test 4
62
2
Cambridge 17 - Test 4
40
3
Actual Test 27
39
4
Cambridge 17 - Test 2
36
5
Cambridge 17 - Test 3
34
6
Cambridge 17 - Test 1
33
7
IELTS CAMBRIDGE 15 - Test 1
31
8
Cambridge 16 - Test 2
30
9
Cambridge 16 - Test 3
28

Biến việc học thành một thói quen trọn đời


Bài viết dưới đây được dịch từ Tạp chí Harvard Business Review danh tiếng. Bởi Học Tập Trọn Đời là kỹ năng và là một lối sống mới mà thế hệ chúng ta ngày nay (gồm cả những người làm cha mẹ và những học trò còn đang ngồi trên ghế nhà trường) phải thấm nhuần. Công nghệ thay đổi nhanh, đời sống kinh tế xã hội biến đổi với tốc độ cao đến mức hầu hết mọi nghề nghiệp đều thay đổi rất mạnh mẽ chỉ sau từ 5 đến 10 năm. Không có ai có thể theo kịp thời cuộc nếu không có kỹ năng học tập trọn đời. Chính vì thế, các chuyên gia của Smartcom IELTS GEN 9.0 hân hạnh dịch và chia sẻ với các cha mẹ và các em học sinh, sinh viên về kỹ năng thiết yếu này.

Biến việc học thành một thói quen trọn đời

“Giáo dục chính quy có liên quan tới thu nhập cao hơn và tỷ lệ thất nghiệp thấp hơn. Hơn thế nữa, việc học thật vui! Tham gia tìm hiểu một chủ đề mới có thể mang lại niềm vui và nâng cao sự tự tin. Nhưng học tập liên tục và kiên trì không chỉ là một lựa chọn – nó phải trở thành một thói quen, và đây là một nhiệm vụ không dễ dàng trong thời đại bận rộn ngày nay.

Để biến việc học thành một thói quen trọn đời, hãy nhớ rằng việc phát triển thói quen học tập đòi hỏi bạn phải xác định rõ những kết quả mà bạn muốn đạt được. Dựa trên những lựa chọn đó, hãy đặt ra những mục tiêu hợp lý. Với mục tiêu trong tay, hãy phát triển một cộng đồng học tập và loại bỏ các yếu tố gây xao nhãng. Cuối cùng, khi thích hợp, hãy sử dụng công nghệ để bổ trợ cho việc học tập. Phát triển các thói quen học tập cụ thể – được thiết lập một cách có ý thức và được trau dồi cẩn thận – có thể là một lối đi đến cả sự tiếp tục thăng tiến trong sự nghiệp và hạnh phúc cá nhân sâu sắc.”

Gần đây, tôi đã đọc qua hai cuốn tiểu sử về Teddy Roosevelt của Edmund Morris, “The Rise of Theodore Roosevelt” (Sự trỗi dậy của Theodore Roosevelt) và “Theodore Rex” (Người khổng lồ Theodore). Roosevelt không phải là người hoàn hảo, nhưng theo hầu hết các tài liệu thì ông rất lôi cuốn và ham học hỏi. Ông đã viết cuốn sách đầu tiên của mình, “The Naval War of 1812” (Chiến tranh hải quân năm 1812), khi mới 23 tuổi, và tiếp tục viết về mọi chủ đề từ việc bảo tồn đến chính trị và các sách tiểu sử.

hai cuốn tiểu sử về Teddy Roosevelt của Edmund Morris

Hai cuốn tiểu sử về Teddy Roosevelt của Edmund Morris

Theo Morris, trong một số giai đoạn, Theodore được đồn là đọc hết một cuốn sách mỗi ngày, và tất cả việc đọc và viết này có vẻ đã giúp ông có nhiều sức lôi cuốn và trang bị cho ông kỹ lưỡng để tranh luận về một loạt các chủ đề khi trở thành tổng thống: các nỗ lực về bảo vệ quốc gia, mở rộng hải quân, quy định ủy thác và nhiều vấn đề khác.

Roosevelt là một người chúng ta có thể gọi là “người học suốt đời”. Học tập đã trở thành một cách thức để ông tận hưởng cá nhân và một lối đi đến thành công trong sự nghiệp. Đó là một thói quen mà nhiều người trong chúng ta muốn học theo. Tờ The Economist gần đây đã tranh luận rằng với tất cả những sự đảo lộn trong nền kinh tế hiện đại, đặc biệt là ngành công nghệ, việc tiếp tục học tập kỹ năng mới là vô cùng quan trọng đối với sự cập nhật về mặt chuyên môn. Các cấp độ giáo dục chính quy thường liên quan tới thu nhập cao hơn và tỷ lệ thất nghiệp thấp hơn. Ngoài lợi ích của nó, học tập cũng là một niềm vui. Thật thú vị khi tham gia học hỏi một chủ đề mới. Có hàng loạt các chủ đề thú vị trong tay bạn khi tán ngẫu với đồng nghiệp hoặc bạn bè có thể giúp tăng sự tự tin của bạn. Và thật trọn vẹn khi cuối cùng bạn hiểu được một chủ đề mới và khó.

Nhưng việc học tập liên tục và kiên trì này không chỉ đơn thuần là một quyết định. Nó phải trở thành một thói quen. Và do đó, nó đòi hỏi một sự trau dồi cẩn thận.

Trước tiên, phát triển thói quen học tập yêu cầu bạn phải xác định rõ những kết quả mà bạn muốn đạt được. Bạn có muốn làm mới những cuộc trò chuyện và hoạt động trí óc của mình bằng cách đọc về nhiều chủ đề mới? Bạn có muốn nắm vững một bộ môn cụ thể? Bạn có muốn đảm bảo rằng bạn được cập nhật về một hoặc hai chủ đề nằm ngoài công việc hàng ngày của bạn? Trong cuộc sống của tôi, tôi thích duy trì một chương trình đọc sách giúp tôi tiếp cận với nhiều chủ đề và thể loại, với mục tiêu khám phá tổng quan, đồng thời nghiên cứu sâu hơn vào một số lĩnh vực như giáo dục, chính sách đối ngoại và thuật lãnh đạo. Chọn một hoặc hai kết quả sẽ giúp bạn đặt ra những mục tiêu có thể đạt được, từ đó hình thành thói quen.

Xác định rõ những kết quả mà bạn muốn đạt được khi học

Dựa trên những lựa chọn đó, hãy đặt ra những mục tiêu hợp lý. Giống như nhiều người khác, hàng năm, tôi đặt ra một loạt mục tiêu cho bản thân. Chúng là những mục tiêu mà tôi muốn đạt được trong suốt một năm (ví dụ, đọc 24 cuốn sách trong năm 2017) và các thói quen hàng ngày hoặc hàng tuần mà tôi cần duy trì, phù hợp với những mục tiêu đó (ví dụ, đọc hơn 20 phút trong 5 ngày mỗi tuần). Đối với tôi, mục tiêu dài hạn được theo dõi trong một bảng kế hoạch. Các thói quen hàng ngày hoặc hàng tuần tôi theo dõi thông qua ứng dụng có tên “Momentum”, cho phép tôi nhanh chóng ghi nhận việc hoàn thành các thói quen mỗi ngày, đồng thời theo dõi việc duy trì thói quen. Những mục tiêu này biến sự mong muốn mơ hồ về việc cải thiện sự học tập thành một tập hợp những hành động cụ thể.

Với mục tiêu trong tay, hãy hình thành một cộng đồng học tập. Tôi tham gia một nhóm đọc sách hàng tháng giúp tôi duy trì mục tiêu đọc và làm cho nó trở nên thú vị hơn. Tương tự, nhiều bạn của tôi làm việc viết văn tham gia vào các nhóm viết văn, nơi các thành viên đọc và biên tập cho nhau. Đối với các mục tiêu cụ thể hơn, hãy tham gia vào một tổ chức nào đó tập trung vào các chủ đề mà bạn muốn học – một nhóm thảo luận về chính sách đối ngoại gặp nhau hàng tháng, hoặc một nhóm làm mộc tụ họp định kỳ để chia sẻ kinh nghiệm. Bạn thậm chí có thể xem xét một lớp học chính thức hoặc một chương trình cấp bằng để tăng thêm chiều sâu cho việc khám phá một chủ đề và tiếp cận với những kiến thức đã được cấu trúc sẵn. Những cộng đồng này sẽ làm gia tăng sự cam kết và khiến cho việc học trở nên thú vị hơn.

Hình thành một cộng đồng học tập

Để tập trung vào mục tiêu của bạn, hãy loại bỏ những yếu tố gây xao nhãng. Học tập thật thú vị, nhưng cũng là công việc khó khăn. Điều này đã được chứng minh nhiều lần đến mức gần như là một sự thật, nhưng việc đa nhiệm và đặc biệt là các loại công nghệ (ví dụ điện thoại di động, email) có thể khiến cho sự tập trung sâu, cần thiết cho việc học, thực sự trở nên khó khăn hoặc thậm chí không thể thực hiện được.

Hãy dành thời gian dành riêng cho việc học tập và giảm thiểu sự gián đoạn. Khi bạn đọc, hãy tìm một nơi yên tĩnh và để điện thoại ở chỗ xa tầm với. Nếu bạn tham gia vào một khóa học hoặc tham gia vào một nhóm đọc sách, hãy ghi chép bằng tay, bởi điều này cải thiện khả năng ghi nhớ và hiểu nội dung, đồng thời để laptop, thiết bị di động và các thiết bị công nghệ gây phân tâm khác ở xa tầm tay, trong xe hoặc trong túi xách của bạn.

Bên cạnh việc giảm thiểu các yếu tố gây xao nhãng về mặt khoảng cách, hãy xem xét việc rèn luyện tâm trí của bạn để xử lý chúng. Ví dụ, tôi đã thấy tác động tích cực của việc thiền định thường xuyên, cụ thể là làm tăng cường khả năng tập trung tinh thần của tôi, giúp tôi tập trung vào giảng dạy và khả năng đọc những sách có nội dung khó.

Sử dụng công nghệ khi học

Cuối cùng, khi thích hợp, hãy sử dụng công nghệ để bổ trợ cho việc học tập. Mặc dù công nghệ có thể là yếu tố gây phân tâm, nhưng nó cũng có thể được sử dụng để hỗ trợ đáng kể cho việc học hành. Các khóa học trực tuyến mở quy mô lớn (Massive Open Online Courses, viết tắt là MOOC) cho phép học viên từ xa tham gia vào cộng đồng và học hỏi từ một số người thông minh nhất thế giới với sự cam kết tham gia lớp học. Podcasts, sách nói, máy đọc sách điện tử và các công cụ khác có thể giúp bạn mang sách theo mình bất cứ lúc nào.

Ví dụ, tôi thấy rằng bằng cách nghe sách nói trong những khoảng thời gian mà tôi gọi là “mỗi trường tĩnh” – ví dụ khi ngồi di chuyển tới công sở hoặc lúc chạy bộ –  tôi có thể tiêu thụ gấp đôi số lượng sách tôi đọc trong một năm. Podcasts hay các khóa học iTunes U tương tự có thể giúp mọi người tham gia học tập trên đường. Kết hợp các công cụ này với các ứng dụng theo dõi thói quen của bạn, và công nghệ có thể trở thành một phần thiết yếu của lộ trình học tập.

Chúng ta đều được sinh ra với sự tò mò bẩm sinh. Chúng ta muốn học hỏi, nhưng các yêu cầu của công việc và cuộc sống cá nhân thường làm giảm đi thời gian và ý chí của chúng ta nhằm làm hiện thực hóa tính tò mò đó. Phát triển các thói quen học tập cụ thể – được thiết lập một cách có ý thức và được duy trì một cách cẩn thận – có thể là con đường dẫn tới sự tiếp tục thăng tiến trong sự nghiệp và hạnh phúc cá nhân sâu sắc. Có lẽ Roosevelt đã đúng: Học tập suốt đời có thể tự nó đã là thành công.

Nguồn bài viết gốc: XEM TẠI ĐÂY!

Biến việc học thành một thói quen trọn đời

Bài viết dưới đây được dịch từ Tạp chí Harvard Business Review danh tiếng. Bởi Học Tập Trọn Đời là kỹ năng và là một lối sống mới mà thế hệ chúng ta ngày nay (gồm cả những người làm cha mẹ và những học trò còn đang ngồi trên ghế nhà trường) phải thấm nhuần. Công nghệ thay đổi nhanh, đời sống kinh tế xã hội biến đổi với tốc độ cao đến mức hầu hết mọi nghề nghiệp đều thay đổi rất mạnh mẽ chỉ sau từ 5 đến 10 năm. Không có ai có thể theo kịp thời cuộc nếu không có kỹ năng học tập trọn đời. Chính vì thế, các chuyên gia của Smartcom IELTS GEN 9.0 hân hạnh dịch và chia sẻ với các cha mẹ và các em học sinh, sinh viên về kỹ năng thiết yếu này. Biến việc học thành một thói quen trọn đời "Giáo dục chính quy có liên quan tới thu nhập cao hơn và tỷ lệ thất nghiệp thấp hơn. Hơn thế nữa, việc học thật vui! Tham gia tìm hiểu một chủ đề mới có thể mang lại niềm vui và nâng cao sự tự tin. Nhưng học tập liên tục và kiên trì không chỉ là một lựa chọn - nó phải trở thành một thói quen, và đây là một nhiệm vụ không dễ dàng trong thời đại bận rộn ngày nay. Để biến việc học thành một thói quen trọn đời, hãy nhớ rằng việc phát triển thói quen học tập đòi hỏi bạn phải xác định rõ những kết quả mà bạn muốn đạt được. Dựa trên những lựa chọn đó, hãy đặt ra những mục tiêu hợp lý. Với mục tiêu trong tay, hãy phát triển một cộng đồng học tập và loại bỏ các yếu tố gây xao nhãng. Cuối cùng, khi thích hợp, hãy sử dụng công nghệ để bổ trợ cho việc học tập. Phát triển các thói quen học tập cụ thể - được thiết lập một cách có ý thức và được trau dồi cẩn thận - có thể là một lối đi đến cả sự tiếp tục thăng tiến trong sự nghiệp và hạnh phúc cá nhân sâu sắc." Gần đây, tôi đã đọc qua hai cuốn tiểu sử về Teddy Roosevelt của Edmund Morris, "The Rise of Theodore Roosevelt" (Sự trỗi dậy của Theodore Roosevelt) và "Theodore Rex" (Người khổng lồ Theodore). Roosevelt không phải là người hoàn hảo, nhưng theo hầu hết các tài liệu thì ông rất lôi cuốn và ham học hỏi. Ông đã viết cuốn sách đầu tiên của mình, "The Naval War of 1812" (Chiến tranh hải quân năm 1812), khi mới 23 tuổi, và tiếp tục viết về mọi chủ đề từ việc bảo tồn đến chính trị và các sách tiểu sử. hai cuốn tiểu sử về Teddy Roosevelt của Edmund Morris

Hai cuốn tiểu sử về Teddy Roosevelt của Edmund Morris

Theo Morris, trong một số giai đoạn, Theodore được đồn là đọc hết một cuốn sách mỗi ngày, và tất cả việc đọc và viết này có vẻ đã giúp ông có nhiều sức lôi cuốn và trang bị cho ông kỹ lưỡng để tranh luận về một loạt các chủ đề khi trở thành tổng thống: các nỗ lực về bảo vệ quốc gia, mở rộng hải quân, quy định ủy thác và nhiều vấn đề khác. Roosevelt là một người chúng ta có thể gọi là "người học suốt đời". Học tập đã trở thành một cách thức để ông tận hưởng cá nhân và một lối đi đến thành công trong sự nghiệp. Đó là một thói quen mà nhiều người trong chúng ta muốn học theo. Tờ The Economist gần đây đã tranh luận rằng với tất cả những sự đảo lộn trong nền kinh tế hiện đại, đặc biệt là ngành công nghệ, việc tiếp tục học tập kỹ năng mới là vô cùng quan trọng đối với sự cập nhật về mặt chuyên môn. Các cấp độ giáo dục chính quy thường liên quan tới thu nhập cao hơn và tỷ lệ thất nghiệp thấp hơn. Ngoài lợi ích của nó, học tập cũng là một niềm vui. Thật thú vị khi tham gia học hỏi một chủ đề mới. Có hàng loạt các chủ đề thú vị trong tay bạn khi tán ngẫu với đồng nghiệp hoặc bạn bè có thể giúp tăng sự tự tin của bạn. Và thật trọn vẹn khi cuối cùng bạn hiểu được một chủ đề mới và khó.
Nhưng việc học tập liên tục và kiên trì này không chỉ đơn thuần là một quyết định. Nó phải trở thành một thói quen. Và do đó, nó đòi hỏi một sự trau dồi cẩn thận.
Trước tiên, phát triển thói quen học tập yêu cầu bạn phải xác định rõ những kết quả mà bạn muốn đạt được. Bạn có muốn làm mới những cuộc trò chuyện và hoạt động trí óc của mình bằng cách đọc về nhiều chủ đề mới? Bạn có muốn nắm vững một bộ môn cụ thể? Bạn có muốn đảm bảo rằng bạn được cập nhật về một hoặc hai chủ đề nằm ngoài công việc hàng ngày của bạn? Trong cuộc sống của tôi, tôi thích duy trì một chương trình đọc sách giúp tôi tiếp cận với nhiều chủ đề và thể loại, với mục tiêu khám phá tổng quan, đồng thời nghiên cứu sâu hơn vào một số lĩnh vực như giáo dục, chính sách đối ngoại và thuật lãnh đạo. Chọn một hoặc hai kết quả sẽ giúp bạn đặt ra những mục tiêu có thể đạt được, từ đó hình thành thói quen. Xác định rõ những kết quả mà bạn muốn đạt được khi học Dựa trên những lựa chọn đó, hãy đặt ra những mục tiêu hợp lý. Giống như nhiều người khác, hàng năm, tôi đặt ra một loạt mục tiêu cho bản thân. Chúng là những mục tiêu mà tôi muốn đạt được trong suốt một năm (ví dụ, đọc 24 cuốn sách trong năm 2017) và các thói quen hàng ngày hoặc hàng tuần mà tôi cần duy trì, phù hợp với những mục tiêu đó (ví dụ, đọc hơn 20 phút trong 5 ngày mỗi tuần). Đối với tôi, mục tiêu dài hạn được theo dõi trong một bảng kế hoạch. Các thói quen hàng ngày hoặc hàng tuần tôi theo dõi thông qua ứng dụng có tên "Momentum", cho phép tôi nhanh chóng ghi nhận việc hoàn thành các thói quen mỗi ngày, đồng thời theo dõi việc duy trì thói quen. Những mục tiêu này biến sự mong muốn mơ hồ về việc cải thiện sự học tập thành một tập hợp những hành động cụ thể. Với mục tiêu trong tay, hãy hình thành một cộng đồng học tập. Tôi tham gia một nhóm đọc sách hàng tháng giúp tôi duy trì mục tiêu đọc và làm cho nó trở nên thú vị hơn. Tương tự, nhiều bạn của tôi làm việc viết văn tham gia vào các nhóm viết văn, nơi các thành viên đọc và biên tập cho nhau. Đối với các mục tiêu cụ thể hơn, hãy tham gia vào một tổ chức nào đó tập trung vào các chủ đề mà bạn muốn học - một nhóm thảo luận về chính sách đối ngoại gặp nhau hàng tháng, hoặc một nhóm làm mộc tụ họp định kỳ để chia sẻ kinh nghiệm. Bạn thậm chí có thể xem xét một lớp học chính thức hoặc một chương trình cấp bằng để tăng thêm chiều sâu cho việc khám phá một chủ đề và tiếp cận với những kiến thức đã được cấu trúc sẵn. Những cộng đồng này sẽ làm gia tăng sự cam kết và khiến cho việc học trở nên thú vị hơn. Hình thành một cộng đồng học tập Để tập trung vào mục tiêu của bạn, hãy loại bỏ những yếu tố gây xao nhãng. Học tập thật thú vị, nhưng cũng là công việc khó khăn. Điều này đã được chứng minh nhiều lần đến mức gần như là một sự thật, nhưng việc đa nhiệm và đặc biệt là các loại công nghệ (ví dụ điện thoại di động, email) có thể khiến cho sự tập trung sâu, cần thiết cho việc học, thực sự trở nên khó khăn hoặc thậm chí không thể thực hiện được. Hãy dành thời gian dành riêng cho việc học tập và giảm thiểu sự gián đoạn. Khi bạn đọc, hãy tìm một nơi yên tĩnh và để điện thoại ở chỗ xa tầm với. Nếu bạn tham gia vào một khóa học hoặc tham gia vào một nhóm đọc sách, hãy ghi chép bằng tay, bởi điều này cải thiện khả năng ghi nhớ và hiểu nội dung, đồng thời để laptop, thiết bị di động và các thiết bị công nghệ gây phân tâm khác ở xa tầm tay, trong xe hoặc trong túi xách của bạn. Bên cạnh việc giảm thiểu các yếu tố gây xao nhãng về mặt khoảng cách, hãy xem xét việc rèn luyện tâm trí của bạn để xử lý chúng. Ví dụ, tôi đã thấy tác động tích cực của việc thiền định thường xuyên, cụ thể là làm tăng cường khả năng tập trung tinh thần của tôi, giúp tôi tập trung vào giảng dạy và khả năng đọc những sách có nội dung khó. Sử dụng công nghệ khi học Cuối cùng, khi thích hợp, hãy sử dụng công nghệ để bổ trợ cho việc học tập. Mặc dù công nghệ có thể là yếu tố gây phân tâm, nhưng nó cũng có thể được sử dụng để hỗ trợ đáng kể cho việc học hành. Các khóa học trực tuyến mở quy mô lớn (Massive Open Online Courses, viết tắt là MOOC) cho phép học viên từ xa tham gia vào cộng đồng và học hỏi từ một số người thông minh nhất thế giới với sự cam kết tham gia lớp học. Podcasts, sách nói, máy đọc sách điện tử và các công cụ khác có thể giúp bạn mang sách theo mình bất cứ lúc nào. Ví dụ, tôi thấy rằng bằng cách nghe sách nói trong những khoảng thời gian mà tôi gọi là "mỗi trường tĩnh" – ví dụ khi ngồi di chuyển tới công sở hoặc lúc chạy bộ –  tôi có thể tiêu thụ gấp đôi số lượng sách tôi đọc trong một năm. Podcasts hay các khóa học iTunes U tương tự có thể giúp mọi người tham gia học tập trên đường. Kết hợp các công cụ này với các ứng dụng theo dõi thói quen của bạn, và công nghệ có thể trở thành một phần thiết yếu của lộ trình học tập. Chúng ta đều được sinh ra với sự tò mò bẩm sinh. Chúng ta muốn học hỏi, nhưng các yêu cầu của công việc và cuộc sống cá nhân thường làm giảm đi thời gian và ý chí của chúng ta nhằm làm hiện thực hóa tính tò mò đó. Phát triển các thói quen học tập cụ thể - được thiết lập một cách có ý thức và được duy trì một cách cẩn thận - có thể là con đường dẫn tới sự tiếp tục thăng tiến trong sự nghiệp và hạnh phúc cá nhân sâu sắc. Có lẽ Roosevelt đã đúng: Học tập suốt đời có thể tự nó đã là thành công. Nguồn bài viết gốc: XEM TẠI ĐÂY!