THI THỬ IELTS TRÊN MÁY TÍNH HÀNG NGÀY

Đã có 687 người đăng ký mới và 218 lượt làm bài thi trong tháng

TOÀN THỜI GIAN
0
Guest user
9
1
Nguyễn Hoàng Dương
9
2
Smartcom admin
9
3
Lê Thị Khánh Linh
9
4
Lê Quang Huy
9
5
Tô Đức Tiến
9
6
Nguyễn Duy Thái
9
7
Nguyễn Hoàng Thái
9
8
Phạm Tiến Thành
9
9
Phạm Nam Thái
9
TUẦN GẦN NHẤT
0
VŨ HUY PHÚ
9
1
Vương Minh
5
2
Lê Phương Linh
3.5
3
Đinh Xuân Dũng
3
BÀI THI ĐƯỢC THI NHIỀU NHẤT
0
CAMBRIDGE 18 - Test 1
505
1
Actual Test 02
259
2
IELTS CAMBRIDGE 15 - Test 1
178
3
Actual Test 03
166
4
Actual Test 04
163
5
Actual Test 05
119
6
Actual Test 09
91
7
Actual Test 06
90
8
Actual Test 07
89
9
Actual Test 08
88

Nếu bạn quan sát quá trình trẻ con tương tác với cha mẹ bằng ngôn ngữ một cách tỉ mỉ và có hệ thống thì thấy những điều thú vị như sau: Một đứa trẻ khi được 3 tuần tuổi, mẹ gọi “con ơi!”, đứa trẻ nghe thấy nhưng không có khả năng trả lời được mẹ. Bé chỉ có thể đưa ánh mắt nhìn về phía mẹ và cười. Bé chưa thực sự có thể quay đầu nhìn sang mẹ là vì cổ bé còn rất yếu… bé hồi đáp lại tiếng gọi thân yêu của mẹ bằng hành động đưa mắt nhìn sang. Khi bé được 3 tháng tuổi, nghe thấy mẹ gọi “con ơi!”, đứa bé quay đầu sang nhìn mẹ và cười. Khi bé được 13 tháng tuổi, nghe thấy mẹ gọi “con ơi!” bé lẫm chẫm bước ra ôm lấy chân mẹ và cười thật tươi. Ở tất cả những quãng tuổi 3 tuần, 3 tháng hay 13 tháng tuổi, trẻ con không bắt đầu hồi đáp lại lời nói của cha mẹ ngay bằng lời nói hay bất kỳ âm thanh mang ý nghĩa cụ thể nào, mà chúng vận động toàn cơ thể theo những lời nói của cha mẹ.

tre-em-hoc-ngon-ngu-nhu-nao

Khi bé còn chưa biết đi, chỉ nằm và chơi đùa với mẹ, mẹ chỉ cho bé từng bộ phận trên cơ thể để dạy bé: tay này, chân này, mắt này, mũi này, miệng xinh này… Mẹ cứ giơ tay, rồi chỉ tay vào từng bộ phận tương ứng của bản thân, rồi cầm tay của bé để chỉ vào các bộ phận trên khuôn mặt, trên tay, hay chân… của bé. Bé nghe và vận động theo lời mẹ nói. Rồi khi bé lớn hơn một chút, mẹ lại nói chuyện với bé những câu như: “con ơi cười nào, lè lưỡi nào, đứng lên, ngồi xuống, chạy ra đây, nhặt lấy quả bóng…” Tất cả những giao tiếp đầu đời ấy của mẹ dành cho bé đều là những cụm từ khiến bé vận động cơ thể để làm theo. Như vậy, quá trình hấp thụ ngôn ngữ đầu tiên của trẻ con là nghe nghe và nghe rất nhiều. Tiếp theo là nghe kết hợp với nhìn: bé được mẹ giúp cho thấy âm thanh gắn với đối tượng cụ thể (ví dụ như: miệng này, mũi này, tay này…). Và sau đó là nghe và vận động làm theo “mệnh lệnh” mà cha mẹ đưa ra.

Mọi đứa trẻ đều học tiếng mẹ đẻ theo cách thức và trình tự tự nhiên này. Dù cho đứa bé đó sinh ra trong gia đình giàu có hay nghèo hèn, gia đình tri thức hay trong những gia đình mà bố mẹ thậm chí không biết chữ, thì chúng cũng học theo cách này. Hãy tưởng tượng về thời rất xa xưa, khi loài người chưa có chữ viết, con người đã học để nói một sinh ngữ như thế nào? Cho dù là vua chúa, quan lại hay dân thường… tất cả đều học bằng nghe, nhìn và vận động làm theo khi còn bé. Không ai học một sinh ngữ mới bằng cách bắt đầu từ chữ viết cả.

Điều thú vị tiếp theo ta có thể thấy là trẻ con phải nghe một cách thụ động rất nhiều thông tin, rất nhiều từ vựng mỗi ngày… nhưng bé chưa thể hiểu và nói lại được ngay tất cả những gì bé nghe thấy, mà sau nhiều lần nghe liên tục, bé bắt đầu nhại và dần nói được những gì mà bé thấy lặp lại nhiều nhất như “mẹ, bố, ăn,” v.v… Mỗi ngày bé “phải nghe” từ 9 tới 12 giờ tiếng mẹ đẻ, và lặp lại trong nhiều tháng, nên bộ não của trẻ được “cài đặt” chuỗi âm thanh của tiếng mẹ đẻ, nên sau này trẻ nói ra thì trẻ chỉ cần nhắc lại chuỗi âm thanh đã được cài đặt, mà trẻ không cần luyện phát âm và cũng chẳng cần mất sức ghi nhớ ngữ pháp mà vẫn có thể phát âm đúng hay nói đúng cụm từ hay lớn hơn là các câu. Đó là vì chuỗi âm thanh đúng (gồm cả ngữ âm và ngữ nghĩa) đã được cài đặt thành công trong não trẻ.

phat-trien-nao-bo-tre-em

Tóm lại, ở giai đoạn bắt đầu học ngoại ngữ, người lớn cũng có thể học giống cách một đứa trẻ học tiếng mẹ đẻ của mình. Ta cần học bằng ÂM THANH và HÌNH ẢNH: bắt đầu từ việc NGHE những từ mà ta có thể NHÌN thấy, tức là các danh từ cụ thể (ngôi nhà, cha mẹ, con mèo…), tính từ cụ thể (xanh, đỏ, to, dài…), và động từ mô tả hành động cụ thể (chạy, nhảy, ăn, cười…), trạng từ cụ thể (bên cửa sổ, trên bàn, trong phòng…). Và lý tưởng nhất là ta có thể “tắm mình” trọn vẹn trong tiếng Anh thì chắc chắn chúng ta sẽ học tiếng Anh rất nhanh. Thậm chí với bộ não đã rất phát triển của mình, người lớn có thể học nhanh hơn cả đứa trẻ học tiếng mẹ đẻ trong những năm đầu đời của chúng.

(Trích: TIẾNG ANH TRÊN 5 ĐẦU NGÓN TAY – “Phù thủy tiếng Anh: Nguyễn Anh Đức”)

Trẻ em hấp thụ ngôn ngữ như thế nào?

Nếu bạn quan sát quá trình trẻ con tương tác với cha mẹ bằng ngôn ngữ một cách tỉ mỉ và có hệ thống thì thấy những điều thú vị như sau: Một đứa trẻ khi được 3 tuần tuổi, mẹ gọi “con ơi!”, đứa trẻ nghe thấy nhưng không có khả năng trả lời được mẹ. Bé chỉ có thể đưa ánh mắt nhìn về phía mẹ và cười. Bé chưa thực sự có thể quay đầu nhìn sang mẹ là vì cổ bé còn rất yếu… bé hồi đáp lại tiếng gọi thân yêu của mẹ bằng hành động đưa mắt nhìn sang. Khi bé được 3 tháng tuổi, nghe thấy mẹ gọi “con ơi!”, đứa bé quay đầu sang nhìn mẹ và cười. Khi bé được 13 tháng tuổi, nghe thấy mẹ gọi “con ơi!” bé lẫm chẫm bước ra ôm lấy chân mẹ và cười thật tươi. Ở tất cả những quãng tuổi 3 tuần, 3 tháng hay 13 tháng tuổi, trẻ con không bắt đầu hồi đáp lại lời nói của cha mẹ ngay bằng lời nói hay bất kỳ âm thanh mang ý nghĩa cụ thể nào, mà chúng vận động toàn cơ thể theo những lời nói của cha mẹ.

tre-em-hoc-ngon-ngu-nhu-nao

Khi bé còn chưa biết đi, chỉ nằm và chơi đùa với mẹ, mẹ chỉ cho bé từng bộ phận trên cơ thể để dạy bé: tay này, chân này, mắt này, mũi này, miệng xinh này… Mẹ cứ giơ tay, rồi chỉ tay vào từng bộ phận tương ứng của bản thân, rồi cầm tay của bé để chỉ vào các bộ phận trên khuôn mặt, trên tay, hay chân… của bé. Bé nghe và vận động theo lời mẹ nói. Rồi khi bé lớn hơn một chút, mẹ lại nói chuyện với bé những câu như: “con ơi cười nào, lè lưỡi nào, đứng lên, ngồi xuống, chạy ra đây, nhặt lấy quả bóng…” Tất cả những giao tiếp đầu đời ấy của mẹ dành cho bé đều là những cụm từ khiến bé vận động cơ thể để làm theo. Như vậy, quá trình hấp thụ ngôn ngữ đầu tiên của trẻ con là nghe nghe và nghe rất nhiều. Tiếp theo là nghe kết hợp với nhìn: bé được mẹ giúp cho thấy âm thanh gắn với đối tượng cụ thể (ví dụ như: miệng này, mũi này, tay này…). Và sau đó là nghe và vận động làm theo “mệnh lệnh” mà cha mẹ đưa ra.

Mọi đứa trẻ đều học tiếng mẹ đẻ theo cách thức và trình tự tự nhiên này. Dù cho đứa bé đó sinh ra trong gia đình giàu có hay nghèo hèn, gia đình tri thức hay trong những gia đình mà bố mẹ thậm chí không biết chữ, thì chúng cũng học theo cách này. Hãy tưởng tượng về thời rất xa xưa, khi loài người chưa có chữ viết, con người đã học để nói một sinh ngữ như thế nào? Cho dù là vua chúa, quan lại hay dân thường… tất cả đều học bằng nghe, nhìn và vận động làm theo khi còn bé. Không ai học một sinh ngữ mới bằng cách bắt đầu từ chữ viết cả.

Điều thú vị tiếp theo ta có thể thấy là trẻ con phải nghe một cách thụ động rất nhiều thông tin, rất nhiều từ vựng mỗi ngày… nhưng bé chưa thể hiểu và nói lại được ngay tất cả những gì bé nghe thấy, mà sau nhiều lần nghe liên tục, bé bắt đầu nhại và dần nói được những gì mà bé thấy lặp lại nhiều nhất như “mẹ, bố, ăn,” v.v... Mỗi ngày bé “phải nghe” từ 9 tới 12 giờ tiếng mẹ đẻ, và lặp lại trong nhiều tháng, nên bộ não của trẻ được “cài đặt” chuỗi âm thanh của tiếng mẹ đẻ, nên sau này trẻ nói ra thì trẻ chỉ cần nhắc lại chuỗi âm thanh đã được cài đặt, mà trẻ không cần luyện phát âm và cũng chẳng cần mất sức ghi nhớ ngữ pháp mà vẫn có thể phát âm đúng hay nói đúng cụm từ hay lớn hơn là các câu. Đó là vì chuỗi âm thanh đúng (gồm cả ngữ âm và ngữ nghĩa) đã được cài đặt thành công trong não trẻ.

phat-trien-nao-bo-tre-em

Tóm lại, ở giai đoạn bắt đầu học ngoại ngữ, người lớn cũng có thể học giống cách một đứa trẻ học tiếng mẹ đẻ của mình. Ta cần học bằng ÂM THANH và HÌNH ẢNH: bắt đầu từ việc NGHE những từ mà ta có thể NHÌN thấy, tức là các danh từ cụ thể (ngôi nhà, cha mẹ, con mèo…), tính từ cụ thể (xanh, đỏ, to, dài…), và động từ mô tả hành động cụ thể (chạy, nhảy, ăn, cười…), trạng từ cụ thể (bên cửa sổ, trên bàn, trong phòng…). Và lý tưởng nhất là ta có thể “tắm mình” trọn vẹn trong tiếng Anh thì chắc chắn chúng ta sẽ học tiếng Anh rất nhanh. Thậm chí với bộ não đã rất phát triển của mình, người lớn có thể học nhanh hơn cả đứa trẻ học tiếng mẹ đẻ trong những năm đầu đời của chúng.

(Trích: TIẾNG ANH TRÊN 5 ĐẦU NGÓN TAY - "Phù thủy tiếng Anh: Nguyễn Anh Đức")