THI THỬ IELTS TRÊN MÁY TÍNH HÀNG NGÀY

Đã có 64 người đăng ký mới và 59 lượt làm bài thi trong tháng

TOÀN THỜI GIAN
0
Guest user
9
1
Nguyễn Duy Thái
9
2
Phạm Tiến Thành
9
3
Lê Quang Huy
9
4
Nguyễn Hoàng Thái
9
5
Nguyễn Hoàng Dương
9
6
Phạm Nam Thái
9
7
Tô Đức Tiến
9
8
Lê Thị Khánh Linh
9
9
Lê Thùy Trang
8.5
TUẦN GẦN NHẤT
0
Nguyễn Chung Kiên
8
1
Guest user
0
BÀI THI ĐƯỢC THI NHIỀU NHẤT
0
CAMBRIDGE 18 - Test 1
73
1
Cambridge 16 - Test 4
62
2
Cambridge 17 - Test 4
40
3
Actual Test 27
39
4
Cambridge 17 - Test 2
36
5
Cambridge 17 - Test 3
34
6
Cambridge 17 - Test 1
33
7
IELTS CAMBRIDGE 15 - Test 1
31
8
Cambridge 16 - Test 2
30
9
Cambridge 16 - Test 3
28

Kỹ năng Viết trong bài thi IELTS


Đề thi Viết của bài thi IELTS đề cập tới các chủ đề xã hội thường được quan tâm và phù hợp với những thí sinh thi vào đại học, nghiên cứu sau đại học hoặc thi chứng chỉ chuyên môn. Có hai phần trong đề thi:

  • Bài 1 (Task 1) – Thí sinh sẽ được cung cấp một đồ thị, bảng số liệu, biểu đồ, bản đồ hoặc sơ đồ… và được yêu cầu mô tả, tóm tắt và giải thích thông tin. Thí sinh có thể được yêu cầu mô tả và giải thích dữ liệu, mô tả các giai đoạn của một quy trình, cách hoạt động của một cái gì đó hoặc mô tả một đối tượng hoặc sự kiện.
  • Bài 2 (Task 2) – Thí sinh sẽ được yêu cầu viết một bài luận để đáp lại một quan điểm, lập luận hoặc vấn đề.
  • Thí sinh phải trả lời hai phần bằng văn phong học thuật trong bài thi Viết IELTS.

MÔ TẢ CHUNG VỀ BÀI THI VIẾT IELTS HỌC THUẬT

Cấu trúc bài thi Có hai Bài đều cần phải hoàn thành.
Thời gian làm bài 60 phút
Số câu hỏi 2
Dạng câu hỏi Ở Bài 1, thí sinh được yêu cầu mô tả một số thông tin trực quan (đồ thị/bảng/biểu đồ/sơ đồ) bằng từ ngữ của mình. Thí sinh cần viết tối thiểu 150 từ trong khoảng 20 phút.

Ở Bài 2, thí sinh viết một bài luận để trả lời một quan điểm, lập luận hoặc vấn đề. Thí sinh cần viết tối thiểu 250 từ trong khoảng 40 phút.

Bài làm Câu trả lời phải được viết đầy đủ trên phiếu trả lời. Ghi chú hoặc gạch đầu dòng không được chấp nhận là câu trả lời. Thí sinh có thể ghi vào phiếu trả lời câu hỏi nhưng không được mang ra khỏi phòng thi.

CHI TIẾT ĐỀ THI VIẾT IELTS HỌC THUẬT

Bài viết 1

Dạng bài và cấu trúc Trong bài Viết 1, thí sinh có thể được yêu cầu mô tả các dữ kiện hoặc số liệu được trình bày trong một hoặc nhiều đồ thị, biểu đồ hoặc bảng số liệu về một chủ đề liên quan; hoặc thí sinh có thể được cung cấp sơ đồ của một máy móc, một thiết bị hoặc một quy trình và được yêu cầu giải thích cách thức hoạt động của nó; một (hoặc hai) bản đồ về một khu vực nhất định. Thí sinh cần viết theo phong cách hàn lâm hoặc phong cách bán trang trọng/trung tính và mô tả những điểm quan trọng nhất và phù hợp nhất trong sơ đồ. Thí sinh không cần phải viết hết tất cả thông tin được cung cấp, mà một số chi tiết không quan trọng có thể được bỏ qua.

Thí sinh không nên dành quá 20 phút cho phần này. Thí sinh được yêu cầu viết ít nhất 150 từ và sẽ bị phạt nếu câu trả lời bị ngắn hơn 150 từ. Mặc dù thí sinh sẽ không bị phạt nếu viết quá 150 từ, nhưng nên nhớ rằng bạn cần phải dành thời gian cho Bài 2 nữa, nên bạn không cần viết quá dài cho Bài 1. Bài 1 chỉ đóng góp 1/3 số điểm, và Bài 2 đóng góp vào 2/3 điểm số của đề thi Viết.

Thí sinh cũng cần lưu ý rằng sẽ bị trừ điểm nếu câu trả lời lạc đề, không liên quan hoặc không được viết dưới dạng văn bản có kết cấu đầy đủ (ví dụ: sử dụng dấu đầu dòng trong bất kỳ phần nào của câu trả lời hoặc sử dụng biểu mẫu ghi chú, v.v.). Thí sinh sẽ bị phạt nặng nếu đạo văn (tức là sao chép từ nguồn khác).

Thí sinh phải viết bài làm của mình vào phiếu trả lời.

Mục đích bài thi Bài Viết 1 đánh giá khả năng xác định các thông tin và xu hướng quan trọng và có liên quan nhất trong đồ thị, biểu đồ, bảng hoặc sơ đồ. Thí sinh cần đưa ra một nhận xét tổng quan được tổ chức tốt, sử dụng ngôn ngữ một cách chính xác theo phong cách học thuật.
Số lượng câu hỏi  1 câu hỏi duy nhất cho Bài 1.

 

Bài viết 2

Dạng bài và cấu trúc Trong Bài Viết 2, thí sinh được giao một chủ đề để viết theo phong cách học thuật hoặc trung tính. Câu trả lời cần thể hiện được là một sự đánh giá rõ ràng về các vấn đề liên quan. Thí sinh phải đảm bảo rằng bản thân đã đọc kỹ đề bài và đưa ra câu trả lời đầy đủ và phù hợp. Ví dụ, nếu chủ đề là một khía cạnh cụ thể của máy tính, bạn nên tập trung vào khía cạnh này trong bài viết của mình với những nhận định của cá nhân mình, chứ không nên đơn giản viết về máy tính nói chung.

Thí sinh không nên dành quá 40 phút cho bài thi này. Thí sinh được yêu cầu viết ít nhất 250 từ và sẽ bị trừ điểm nếu câu trả lời của bản thân ngắn hơn 250 từ vựng. Mặc dù thí sinh sẽ không bị trừ điểm nếu viết quá 250 từ, nhưng nếu bạn viết một câu trả lời quá dài, bạn có thể không có thời gian để kiểm tra và sửa chữa lúc cuối giờ và một số ý có thể không liên quan trực tiếp đến câu hỏi.

Bài Viết 2 đóng góp nhiều gấp đôi vào điểm của cả bài thi Viết so với bài Viết 1. Vì vậy, những thí sinh không cố gắng trả lời phần này sẽ giảm đáng kể cơ hội đạt được điểm cao trong cả bài thi Viết.

Thí sinh sẽ bị trừ điểm nếu trả lời không đúng chủ đề hoặc không viết dưới dạng bài luận có kết cấu đầy đủ với mở bài, thân bài và kết luận. Chú ý việc sử dụng dấu đầu dòng trong bất kỳ phần nào của câu trả lời hoặc biểu mẫu ghi chú đều bị coi là không phù hợp. Thí sinh sẽ bị phạt nặng nếu bị phát hiện đạo văn (tức là sao chép từ nguồn khác). Cuối cùng, thí sinh nên đảm bảo rằng họ không viết y nguyên lời văn từ câu hỏi vì các nội dung sao chép sẽ không được chấm điểm.

Thí sinh phải viết bài làm của mình vào phiếu trả lời.

Mục đích bài thi Bài Viết 2 đánh giá khả năng trình bày một lập luận rõ ràng, phù hợp, khả năng tổ chức tốt bài luận văn, đưa ra dẫn chứng hoặc ví dụ để làm rõ các ý tưởng mà thí sinh lập luận trong bài viết, khả năng sử dụng ngôn từ chính xác.
Số lượng câu hỏi  Chỉ có 1 câu hỏi duy nhất trong bài Viết 2.

CÁCH CHẤM ĐIỂM BÀI THI VIẾT IELTS 

Mỗi bài Viết được đánh giá độc lập. Điểm của Bài Viết 2 có vai trò lớn hơn điểm của bài Viết 1 trong bài thi Viết IELTS. Bài 2 chiếm 2/3 số điểm, bài 1 chiếm 1/3 số điểm trong tổng số 9 điểm của bài thi Viết IELTS.

Phần trả lời của thí sinh được đánh giá bởi các giám khảo IELTS. Tất cả các giám khảo IELTS đều có bằng cấp giảng dạy phù hợp và được các trung tâm khảo thí tuyển dụng làm giám khảo và đã được Hội đồng Anh hoặc IDP (IELTS Australia) phê duyệt.

Điểm bài thi Viết IELTS được chấm theo thang điểm 9, và làm tròn đến 0.5.

Bài Viết 1 được đánh giá dựa trên các tiêu chí:

  • Mức độ hoàn thành bài viết và viết đúng trọng tâm (Task achievement – TA)
  • Sự mạch lạc và liên kết của bài viết (Coherence and cohesion – CC)
  • Vốn từ vựng và cụm từ (Lexical Resource – LR)
  • Sự phong phú và độ chính xác về ngữ pháp (Grammatical range and accuracy – GRA)

Bài Viết 2 được đánh giá dựa trên các tiêu chí:

  • Mức độ hoàn thành bài viết và viết đúng trọng tâm (Task achievement – TA)
  • Sự mạch lạc và liên kết của bài viết (Coherence and cohesion – CC)
  • Vốn từ vựng và cụm từ (Lexical Resource – LR)
  • Sự phong phú và độ chính xác về ngữ pháp (Grammatical range and accuracy – GRA)

 

MÔ TẢ CÁC TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ

Bài Viết 1

Mức độ hoàn thành và trả lời đúng trọng tâm (Task achievement – TA)

Tiêu chí này đánh giá mức độ phù hợp, chính xác của lời bài viết, sự đủ ý khi thí sinh trả lời đáp ứng hết các yêu cầu đặt ra trong đề bài, với số từ vựng tối thiểu đạt 150 từ. Bài Viết học thuật 1 là một bài viết có dữ liệu cho trước xác định, nên căn bản nội dung bài viết của thí sinh được kỳ vọng là viết đúng, đủ thông tin dữ liệu mà đề bài cung cấp. Về cơ bản, bài Viết 1 là một bài viết báo cáo lại thông tin liên quan đến nội dung thực tế của dữ liệu đầu vào đã cho, và không liên quan đến các giải thích và suy đoán nằm ngoài dữ liệu đã cho, nên việc đưa suy đoán hay quan điểm cá nhân vào bài Viết 1 sẽ khiến thí sinh mất điểm. Thí sinh cần viết một cách khách quan, đầy đủ các thông tin chính mà mình quan sát được trong biểu đồ, bản đồ hoặc quy trình mà đề thi cung cấp.

Để có thể viết đúng yêu cầu của bài thi IELTS học thuật, thí sinh được khuyên nên nghiên cứu kỹ trước các dạng bài Viết 1 của IELTS hoặc được luyện thi, hướng dẫn chi tiết bởi chuyên gia.

Sự mạch lạc và liên kết của bài viết (Coherence and cohesion – CC)

Tiêu chí tiếp theo liên quan đến bố cục bài viết, và lời văn với sự rõ ràng và trôi chảy trong tổng thể toàn bài viết và liên kết giữa các ý, câu văn trong bài. Tiêu chí này đánh giá cách tổ chức toàn bài luận, và sự liên kết thông tin, ý tưởng và ngôn ngữ trong bài viết của thí sinh. Sự mạch lạc ở đây là đề cập đến sự liên kết của các ý tưởng thông qua trình tự hợp lý và logic. Sự liên kết đề cập đến việc sử dụng đa dạng và thích hợp các ngôn từ liên kết (ví dụ: các kết nối logic, đại từ và liên từ) để giúp làm rõ ràng các mối quan hệ khái niệm và quy chiếu giữa và trong các câu.

Vốn từ vựng và cụm từ (Lexical Resource – LR)

Tiêu chí thứ ba đề cập đến phạm vi từ vựng được sử dụng và tính chính xác và thích hợp của chúng đối với đề bài cụ thể. Bài viết của thí sinh sẽ được đánh giá cao hơn nếu dùng được những cách diễn đạt tự nhiên (gần với bản ngữ) hơn, tức là các từ vựng có hàm ý sâu sắc thay vì những từ diễn đạt chung chung phổ biến khi viết, hoặc dùng được các cụm từ phù hợp với bối cảnh. Vốn từ vựng phong phú, sâu sắc và vận dụng phù hợp vào đúng bối cảnh trong bài viết sẽ giúp cho thí sinh đạt điểm cao hơn. Đây cũng là một vấn đề khó đối với các thí sinh thi IELTS.

Phạm vi ngữ pháp và độ chính xác (Grammatical range and accuracy – GRA)

Tiêu chí thứ tư đề cập đến phạm vi và cách sử dụng cấu trúc ngữ pháp phong phú và chính xác được thể hiện trong cách viết câu của thí sinh. Sự phong phú về mặt ngữ pháp được thể hiện ở khả năng viết các loại câu phong phú, từ câu đơn đến câu ghép, hay câu phức, và có nhiều cách diễn đạt khác nhau cho cùng một ý. Tiêu chí ngữ pháp ở bài viết IELTS học thuật còn được xét đến cả việc viết hoa đầu câu, viết hoa với các danh từ riêng, không viết tắt, sử dụng đúng dấu chấm câu, không viết sai chính tả.

Bài Viết 2

Mức độ trả lời

Trong cả hai bài thi IELTS Học thuật và IELTS Tổng quát, Bài Viết 2 yêu cầu thí sinh viết một bài luận văn với tối thiểu 250 từ để trả lời câu hỏi về quan điểm hay phân tích một vấn đề xã hội. Bài luận văn mang phong cách học thuật, được tổ chức thành 3 phần gồm: mở bài, thân bài, và kết luận. Quan điểm và các ý chính phải được lập luận bằng những ý lớn, bổ trợ bằng những ý nhỏ và có dẫn chứng và các ví dụ có thể được rút ra từ kinh nghiệm của chính thí sinh. Câu trả lời phải có độ dài ít nhất 250 từ. Các bài viết dưới giới hạn từ tối thiểu bắt buộc sẽ bị trừ điểm. Các bài viết dài hơn 250 từ thì không bị trừ điểm, và thậm chí những bài viết có độ dài khoảng trên 300 từ vựng còn có thể được đánh giá cao nếu bố cục bài tốt, nội dung phân tích logic và không có lỗi ngữ pháp, lỗi chính tả… Vì trong phạm vi 40 phút, dưới áp lực phòng thi, với một đề thi không biết trước, thí sinh viết được một bài viết dài, với chất lượng tốt thì sẽ được đánh giá rất cao, và điểm số cũng sẽ cao.

Sự mạch lạc và liên kết

Tương tự bài Viết 1, tiêu chí tiếp theo liên quan đến sự rõ ràng và trôi chảy từ tổng tổng thể bài viết đến chi tiết của từng câu: cách tổ chức và liên kết thông tin, ý tưởng và ngôn ngữ trong bài viết. Tiêu chí này đánh giá cách tổ chức toàn bài luận, và sự liên kết thông tin, ý tưởng và ngôn ngữ trong bài viết của thí sinh. Sự mạch lạc ở đây là đề cập đến sự liên kết của các ý tưởng thông qua trình tự hợp lý và logic. Sự liên kết đề cập đến việc sử dụng đa dạng và thích hợp các ngôn từ liên kết (ví dụ: các kết nối logic, đại từ và liên từ) để giúp làm rõ ràng các mối quan hệ khái niệm và quy chiếu giữa và trong các câu.

Vốn từ vựng

Tương tự như ở bài Viết 1, tiêu chí thứ ba đề cập đến phạm vi từ vựng được sử dụng và tính chính xác và thích hợp của chúng đối với đề bài cụ thể. Bài viết của thí sinh sẽ được đánh giá cao hơn nếu dùng được những cách diễn đạt tự nhiên (gần với bản ngữ) hơn, tức là các từ vựng có hàm ý sâu sắc thay vì những từ diễn đạt chung chung phổ biến khi viết, hoặc dùng được các cụm từ phù hợp với bối cảnh. Vốn từ vựng phong phú, sâu sắc và vận dụng phù hợp vào đúng bối cảnh trong bài viết sẽ giúp cho thí sinh đạt điểm cao hơn.

Phạm vi ngữ pháp và độ chính xác (Grammatical range and accuracy – GRA)

Tiêu chí thứ tư đề cập đến phạm vi và cách sử dụng cấu trúc ngữ pháp phong phú và chính xác được thể hiện trong cách viết câu của thí sinh. Sự phong phú về mặt ngữ pháp được thể hiện ở khả năng viết các loại câu phong phú, từ câu đơn đến câu ghép, hay câu phức, và có nhiều cách diễn đạt khác nhau cho cùng một ý. Tiêu chí ngữ pháp ở bài viết IELTS học thuật còn được xét đến cả việc viết hoa đầu câu, viết hoa với các danh từ riêng, không viết tắt, sử dụng đúng dấu chấm câu, không viết sai chính tả.

 

10 lời khuyên khi làm bài thi Viết IELTS học thuật

Để làm bài viết IELTS học thuật hiệu quả, bạn hãy tham khảo 10 lời khuyên dưới đây:

Đọc kỹ câu hỏi và hướng dẫn

Một trong những lý do phổ biến nhất dẫn đến điểm thấp trong bài thi viết là thí sinh không trả lời đúng câu hỏi. Nguyên nhân của việc này là do thí sinh không hiểu đầy đủ câu hỏi và hướng dẫn. Các câu hỏi không khó hiểu nhưng thí sinh cần nghiên cứu cấu trúc và biết cách phân tích chúng. Và thí sinh cũng cần có sự rèn luyện nhiều với các đề bài thi viết IELTS khác nhau để không bị tình trạng không biết từ vựng trong câu hỏi, hoặc không biết dạng bài nên không có chiến lược trả lời đúng cho các câu hỏi.

Lập dàn ý cho bài viết

Thí sinh nên luyện lập dàn ý cho bài viết trong quá trình luyện thi trước khi thi thật nhiều. Vì việc luyện tập tư duy theo một dàn ý sẽ giúp cho thí sinh viết đủ ý, đúng trọng tâm và phát huy được tối đa năng lực ngữ pháp, từ vựng của bản thân. Việc vào tới phòng thi và làm bài viết thật mới lập dàn ý là việc rất tốn thời gian và ảnh hưởng tiêu cực tới bài thi viết của bạn. Vì cấu trúc của các bài thi Viết phần 1 và phần 2 của IELTS là tương đối ổn định, nên căn bản là các thí sinh có thể luyện được các dàn ý tổng quan cho các dạng bài, sau đó là tư duy theo chủ đề và loại câu hỏi để có được dàn ý chi tiết dựa trên một dàn ý tổng quan.

Có 4 lý do thí sinh nên làm điều này:

  • Lập dàn ý giúp thí sinh viết đúng yêu cầu và văn phong của IELTS
  • Lập dàn ý giúp thí sinh có bố cục bài luận chặt chẽ và logic
  • Lập dàn ý dẫn đến câu trả lời phù hợp hơn, lập luận sâu sắc hơn
  • Lập dàn ý dẫn đến tư duy chọn từ vựng và cách diễn đạt tối ưu hơn

Văn phong của IELTS có nhiều điểm khác biệt so với một bài văn tiếng Việt. Tuy nhìn cơ bản thì các bài luận (bài văn) đều có yêu cầu giống nhau là có các phần Mở bài, Thân bài và Kết luận. Nhưng thực chất cách tư duy và triển khai ý của tiếng Anh khác với tiếng Việt, và bài Viết học thuật của IELTS lại càng có nhiều khác biệt hơn nữa. Chính vì thế, thí sinh nên học các loại dàn ý khung đối với từng loại câu hỏi, và từ dàn ý tổng thể đó thí sinh luyện cách xây dựng dàn ý chi tiết cho từng câu hỏi. Khi đã quen rồi thì thí sinh sẽ tự hình thành được dàn ý trong đầu mà không nhất thiết phải viết ra giấy, giúp tiết kiệm rất nhiều thời gian khi viết trong buổi thi thật.

Việc lập dàn ý cũng đảm bảo rằng thí sinh sẽ trả lời đủ mọi điểm mà câu hỏi yêu cầu, đáp ứng các tiêu chí Mức độ hoàn thành/trả lời chiếm 25% số điểm.

Hơn nữa, dàn ý sẽ cung cấp cho phần trả lời một cấu trúc có tổ chức hơn, điều này sẽ giúp thí sinh ghi điểm về sự mạch lạc và gắn kết. Tiêu chí chấm điểm này chiếm 25% tổng số điểm.

Biết cấu trúc câu trả lời

Tin vui là thí sinh chỉ cần học hai cấu trúc bài luận, một cấu trúc cho Bài Viết 1 và một cấu trúc cho Bài Viết 2. Chúng có thể được sử dụng cho bất kỳ câu hỏi nào trong đề bài. Đây là một trong những mẹo viết IELTS giá trị nhất.

Đôi khi thí sinh sẽ cần điều chỉnh cấu trúc bài viết một chút, nhưng cấu trúc cơ bản vẫn giữ nguyên. Tuy nhiên, những điều chỉnh về cấu trúc này rất dễ học và với sự luyện tập đầy đủ, thí sinh sẽ sớm viết được những câu trả lời đạt điểm cao trong thời hạn cho phép.

Hiểu các tiêu chí chấm điểm

Để đạt điểm cao trong kỳ thi viết IELTS, thí sinh cần biết chính xác những gì giám khảo muốn. Vì vậy, một bước quan trọng để đạt được thành công là hiểu các tiêu chí chấm điểm.

Đối với phần này Smartcom English sẽ có một bài viết chuyên sâu kèm theo bài giảng thì mới làm rõ được các tiêu chí chấm điểm căn bản, giúp người ôn thi IELTS có cái nhìn sâu sắc, đầy đủ về tiêu chí chấm điểm và có thể viết được bài viết tốt hơn.

Trước mắt, bạn có thể tham khảo video bài giảng dưới đây của thầy Nguyễn Anh Đức, chuyên gia trưởng của Smartcom English, để có cái nhìn thực tế về tiêu chí để có một bài viết IELTS đạt điểm tối đa.

Làm quen với các chủ đề thường gặp

Tuy rộng, nhưng IELTS vẫn có các chủ đề cụ thể thường xuyên xuất hiện trong mỗi phần của bài kiểm tra viết. Vốn dĩ mỗi chủ đề sẽ đòi hỏi vốn từ vựng và cả cách lập luận đặc thù của nó. Cho nên việc rèn luyện IELTS theo chủ đề là một việc làm hết sức cấn thiết. Nếu thí sinh thực hành trả lời các câu hỏi về những chủ đề này trong quá trình ôn luyện, thí sinh sẽ có sự chuẩn bị tốt cho ngày thi.

Sử dụng từ đồng nghĩa và cách diễn giải

Thí sinh sẽ cần sử dụng các từ khóa từ các câu hỏi trong câu trả lời của mình. Tuy nhiên, thay vì chép lại, thí sinh cần cố gắng sử dụng các từ đồng nghĩa. Đây là điều cần thiết để đạt được điểm cao trong tiêu chí Vốn từ vựng, chiếm 25% tổng số điểm. Giám khảo sẽ không chấm điểm cao nếu thí sinh cứ lặp đi lặp lại những từ giống nhau.

Bên cạnh đó, thí sinh cũng cần biết cách diễn giải, tức là nói cùng một điều theo nhiều cách khác nhau bằng việc sử dụng các cấu trúc câu và từ đồng nghĩa. Đây không chỉ là một mẹo viết IELTS mà còn áp dụng cho các phần Đọc, Nói và Nghe của kỳ thi.

Viết đúng số từ

Số lượng từ tối thiểu là một điểm thí sinh cần lưu ý. Để không lãng phí thời gian đếm từng từ, thí sinh cần tập tính ra số từ trung bình mình thường viết trên mỗi dòng và nhân số này với số dòng trong câu trả lời của mình. Thực hành điều này trong quá trình chuẩn bị và thí sinh sẽ sớm ước tính được số từ của mình một cách nhanh chóng và chính xác.

Nếu thí sinh viết ít từ hơn yêu cầu, bạn sẽ bị mất điểm trong tiêu chí Mức độ hoàn thành/trả lời. Tuy nhiên, không phải cứ viết nhiều hơn số từ tối thiểu là thí sinh sẽ được cộng thêm điểm. Điểm được chấm cho chất lượng của nội dung bài viết, không phải số lượng từ nhiều.

Khi tập viết, thí sinh nên đặt mục tiêu khoảng 160-180 từ cho bài Viết 1 và từ 260 đến 300 từ cho bài Viết 2. Điều này cho phép thí sinh tập viết tất cả nội dung cần thiết mà không bị lạc đề.

Hãy viết cụ thể

Đây là một vấn đề đối với thí sinh người Việt, vì tư duy khái quát hóa khi viết văn vốn là đặc điểm cố hữu của chúng ta. Ngược lại với bài viết IELTS, chuyên gia khảo thí đòi hỏi mỗi phần trong câu trả lời của thí sinh phải liên quan trực tiếp đến câu hỏi, càng cụ thể càng tốt. Câu hỏi sẽ cho biết chính xác những gì cần viết, vì vậy thì sinh phải đảm bảo đi đúng chủ đề và không viết về bất kỳ điều gì khác, và trong Bài 2 thì thí sinh cần nêu quan điểm cá nhân, và phân tích dưới góc nhìn của cá nhân mình.

Ví dụ, đối với câu hỏi về tác động của nhiên liệu hóa thạch đối với sự ấm lên toàn cầu, hãy viết về vấn đề cụ thể này dưới quan điểm và kiến thức của cá nhân bạn, không phải hiện tượng Trái Đất ấm lên nói chung.

Quản lý thời gian chặt chẽ

Đây là phân bổ thời gian làm bài được đề xuất:

  • Bài viết 1 – 20 phút
  • Bài viết 2 – 40 phút

Việc luyện tập lập dàn bài trước khi bắt đầu viết trong quá trình ôn luyện sẽ giúp cho bạn có thói quen quản lý thời gian làm bài của từng phần tốt hơn. Và khi vào phòng thi, việc đã luôn có sẵn dàn bài trong đầu sẽ giúp thí sinh hoàn thành bài luận của mình ít hơn hoặc trong khoảng thời gian cho phép.

Bài viết 2 đóng góp gấp đôi vào điểm tổng thể so với bài Viết 1. Vì lý do này, thí sinh nên làm Bài 2 trước. Hầu hết mọi người làm Bài 1 trước và làm quá thời gian 20 phút. Điều này khiến thí sinh không có đủ thời gian để viết Bài 2 đầy đủ.

Kiểm tra lại phần trả lời

Bạn sẽ ngạc nhiên về số lượng thí sinh không kiểm tra câu trả lời của mình và mất điểm vì những lỗi nhỏ ngớ ngẩn có thể dễ dàng phát hiện ra nếu họ đọc lại bài làm. Bản thân người bản ngữ cũng có thể tìm thấy lỗi trong các câu họ viết mặc dù tiếng Anh là ngôn ngữ mẹ đẻ của họ.

Điều này liên quan đến sự quản lý thời gian vì thì sinh cần để lại một vài phút ở cuối để kiểm tra lại bài viết của mình. Việc kiểm tra và phát hiện ra những lỗi như sai chính tả, dùng nhầm từ, chia động từ, lỗi về danh từ số nhiều, hay các dấu câu… sẽ giúp bạn kịp thời sửa chữa và không làm mất đi điểm số quý giá mà bạn đã nỗ lực rèn luyện trong một thời gian dài.

 

Thông tin liên hệ

Trụ sở chính: Smartcom English – Tầng 4 nhà 29T2, đường Hoàng Đạo Thúy, khu đô thị Trung Hòa Nhân Chính, quận Cầu Giấy, Hà Nội.

Website: https://smartcom.vn

Điện thoại: (+84) 024.22427799

Zalo: 0865835099

Email: mail@smartcom.vn

Facebook: https://facebook.com/smartcom.vn

Youtube: https://youtube.com/c/smartcomvn

Smartcom English

Tags:

Kỹ năng Viết trong bài thi IELTS

Đề thi Viết của bài thi IELTS đề cập tới các chủ đề xã hội thường được quan tâm và phù hợp với những thí sinh thi vào đại học, nghiên cứu sau đại học hoặc thi chứng chỉ chuyên môn. Có hai phần trong đề thi:
  • Bài 1 (Task 1) - Thí sinh sẽ được cung cấp một đồ thị, bảng số liệu, biểu đồ, bản đồ hoặc sơ đồ… và được yêu cầu mô tả, tóm tắt và giải thích thông tin. Thí sinh có thể được yêu cầu mô tả và giải thích dữ liệu, mô tả các giai đoạn của một quy trình, cách hoạt động của một cái gì đó hoặc mô tả một đối tượng hoặc sự kiện.
  • Bài 2 (Task 2) - Thí sinh sẽ được yêu cầu viết một bài luận để đáp lại một quan điểm, lập luận hoặc vấn đề.
  • Thí sinh phải trả lời hai phần bằng văn phong học thuật trong bài thi Viết IELTS.

MÔ TẢ CHUNG VỀ BÀI THI VIẾT IELTS HỌC THUẬT

Cấu trúc bài thi Có hai Bài đều cần phải hoàn thành.
Thời gian làm bài 60 phút
Số câu hỏi 2
Dạng câu hỏi Ở Bài 1, thí sinh được yêu cầu mô tả một số thông tin trực quan (đồ thị/bảng/biểu đồ/sơ đồ) bằng từ ngữ của mình. Thí sinh cần viết tối thiểu 150 từ trong khoảng 20 phút. Ở Bài 2, thí sinh viết một bài luận để trả lời một quan điểm, lập luận hoặc vấn đề. Thí sinh cần viết tối thiểu 250 từ trong khoảng 40 phút.
Bài làm Câu trả lời phải được viết đầy đủ trên phiếu trả lời. Ghi chú hoặc gạch đầu dòng không được chấp nhận là câu trả lời. Thí sinh có thể ghi vào phiếu trả lời câu hỏi nhưng không được mang ra khỏi phòng thi.

CHI TIẾT ĐỀ THI VIẾT IELTS HỌC THUẬT

Bài viết 1

Dạng bài và cấu trúc Trong bài Viết 1, thí sinh có thể được yêu cầu mô tả các dữ kiện hoặc số liệu được trình bày trong một hoặc nhiều đồ thị, biểu đồ hoặc bảng số liệu về một chủ đề liên quan; hoặc thí sinh có thể được cung cấp sơ đồ của một máy móc, một thiết bị hoặc một quy trình và được yêu cầu giải thích cách thức hoạt động của nó; một (hoặc hai) bản đồ về một khu vực nhất định. Thí sinh cần viết theo phong cách hàn lâm hoặc phong cách bán trang trọng/trung tính và mô tả những điểm quan trọng nhất và phù hợp nhất trong sơ đồ. Thí sinh không cần phải viết hết tất cả thông tin được cung cấp, mà một số chi tiết không quan trọng có thể được bỏ qua. Thí sinh không nên dành quá 20 phút cho phần này. Thí sinh được yêu cầu viết ít nhất 150 từ và sẽ bị phạt nếu câu trả lời bị ngắn hơn 150 từ. Mặc dù thí sinh sẽ không bị phạt nếu viết quá 150 từ, nhưng nên nhớ rằng bạn cần phải dành thời gian cho Bài 2 nữa, nên bạn không cần viết quá dài cho Bài 1. Bài 1 chỉ đóng góp 1/3 số điểm, và Bài 2 đóng góp vào 2/3 điểm số của đề thi Viết. Thí sinh cũng cần lưu ý rằng sẽ bị trừ điểm nếu câu trả lời lạc đề, không liên quan hoặc không được viết dưới dạng văn bản có kết cấu đầy đủ (ví dụ: sử dụng dấu đầu dòng trong bất kỳ phần nào của câu trả lời hoặc sử dụng biểu mẫu ghi chú, v.v.). Thí sinh sẽ bị phạt nặng nếu đạo văn (tức là sao chép từ nguồn khác). Thí sinh phải viết bài làm của mình vào phiếu trả lời.
Mục đích bài thi Bài Viết 1 đánh giá khả năng xác định các thông tin và xu hướng quan trọng và có liên quan nhất trong đồ thị, biểu đồ, bảng hoặc sơ đồ. Thí sinh cần đưa ra một nhận xét tổng quan được tổ chức tốt, sử dụng ngôn ngữ một cách chính xác theo phong cách học thuật.
Số lượng câu hỏi  1 câu hỏi duy nhất cho Bài 1.
 

Bài viết 2

Dạng bài và cấu trúc Trong Bài Viết 2, thí sinh được giao một chủ đề để viết theo phong cách học thuật hoặc trung tính. Câu trả lời cần thể hiện được là một sự đánh giá rõ ràng về các vấn đề liên quan. Thí sinh phải đảm bảo rằng bản thân đã đọc kỹ đề bài và đưa ra câu trả lời đầy đủ và phù hợp. Ví dụ, nếu chủ đề là một khía cạnh cụ thể của máy tính, bạn nên tập trung vào khía cạnh này trong bài viết của mình với những nhận định của cá nhân mình, chứ không nên đơn giản viết về máy tính nói chung. Thí sinh không nên dành quá 40 phút cho bài thi này. Thí sinh được yêu cầu viết ít nhất 250 từ và sẽ bị trừ điểm nếu câu trả lời của bản thân ngắn hơn 250 từ vựng. Mặc dù thí sinh sẽ không bị trừ điểm nếu viết quá 250 từ, nhưng nếu bạn viết một câu trả lời quá dài, bạn có thể không có thời gian để kiểm tra và sửa chữa lúc cuối giờ và một số ý có thể không liên quan trực tiếp đến câu hỏi. Bài Viết 2 đóng góp nhiều gấp đôi vào điểm của cả bài thi Viết so với bài Viết 1. Vì vậy, những thí sinh không cố gắng trả lời phần này sẽ giảm đáng kể cơ hội đạt được điểm cao trong cả bài thi Viết. Thí sinh sẽ bị trừ điểm nếu trả lời không đúng chủ đề hoặc không viết dưới dạng bài luận có kết cấu đầy đủ với mở bài, thân bài và kết luận. Chú ý việc sử dụng dấu đầu dòng trong bất kỳ phần nào của câu trả lời hoặc biểu mẫu ghi chú đều bị coi là không phù hợp. Thí sinh sẽ bị phạt nặng nếu bị phát hiện đạo văn (tức là sao chép từ nguồn khác). Cuối cùng, thí sinh nên đảm bảo rằng họ không viết y nguyên lời văn từ câu hỏi vì các nội dung sao chép sẽ không được chấm điểm. Thí sinh phải viết bài làm của mình vào phiếu trả lời.
Mục đích bài thi Bài Viết 2 đánh giá khả năng trình bày một lập luận rõ ràng, phù hợp, khả năng tổ chức tốt bài luận văn, đưa ra dẫn chứng hoặc ví dụ để làm rõ các ý tưởng mà thí sinh lập luận trong bài viết, khả năng sử dụng ngôn từ chính xác.
Số lượng câu hỏi  Chỉ có 1 câu hỏi duy nhất trong bài Viết 2.

CÁCH CHẤM ĐIỂM BÀI THI VIẾT IELTS 

Mỗi bài Viết được đánh giá độc lập. Điểm của Bài Viết 2 có vai trò lớn hơn điểm của bài Viết 1 trong bài thi Viết IELTS. Bài 2 chiếm 2/3 số điểm, bài 1 chiếm 1/3 số điểm trong tổng số 9 điểm của bài thi Viết IELTS. Phần trả lời của thí sinh được đánh giá bởi các giám khảo IELTS. Tất cả các giám khảo IELTS đều có bằng cấp giảng dạy phù hợp và được các trung tâm khảo thí tuyển dụng làm giám khảo và đã được Hội đồng Anh hoặc IDP (IELTS Australia) phê duyệt. Điểm bài thi Viết IELTS được chấm theo thang điểm 9, và làm tròn đến 0.5. Bài Viết 1 được đánh giá dựa trên các tiêu chí:
  • Mức độ hoàn thành bài viết và viết đúng trọng tâm (Task achievement – TA)
  • Sự mạch lạc và liên kết của bài viết (Coherence and cohesion - CC)
  • Vốn từ vựng và cụm từ (Lexical Resource - LR)
  • Sự phong phú và độ chính xác về ngữ pháp (Grammatical range and accuracy - GRA)
Bài Viết 2 được đánh giá dựa trên các tiêu chí:
  • Mức độ hoàn thành bài viết và viết đúng trọng tâm (Task achievement – TA)
  • Sự mạch lạc và liên kết của bài viết (Coherence and cohesion - CC)
  • Vốn từ vựng và cụm từ (Lexical Resource - LR)
  • Sự phong phú và độ chính xác về ngữ pháp (Grammatical range and accuracy - GRA)
 

MÔ TẢ CÁC TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ

Bài Viết 1

Mức độ hoàn thành và trả lời đúng trọng tâm (Task achievement – TA) Tiêu chí này đánh giá mức độ phù hợp, chính xác của lời bài viết, sự đủ ý khi thí sinh trả lời đáp ứng hết các yêu cầu đặt ra trong đề bài, với số từ vựng tối thiểu đạt 150 từ. Bài Viết học thuật 1 là một bài viết có dữ liệu cho trước xác định, nên căn bản nội dung bài viết của thí sinh được kỳ vọng là viết đúng, đủ thông tin dữ liệu mà đề bài cung cấp. Về cơ bản, bài Viết 1 là một bài viết báo cáo lại thông tin liên quan đến nội dung thực tế của dữ liệu đầu vào đã cho, và không liên quan đến các giải thích và suy đoán nằm ngoài dữ liệu đã cho, nên việc đưa suy đoán hay quan điểm cá nhân vào bài Viết 1 sẽ khiến thí sinh mất điểm. Thí sinh cần viết một cách khách quan, đầy đủ các thông tin chính mà mình quan sát được trong biểu đồ, bản đồ hoặc quy trình mà đề thi cung cấp. Để có thể viết đúng yêu cầu của bài thi IELTS học thuật, thí sinh được khuyên nên nghiên cứu kỹ trước các dạng bài Viết 1 của IELTS hoặc được luyện thi, hướng dẫn chi tiết bởi chuyên gia. Sự mạch lạc và liên kết của bài viết (Coherence and cohesion - CC) Tiêu chí tiếp theo liên quan đến bố cục bài viết, và lời văn với sự rõ ràng và trôi chảy trong tổng thể toàn bài viết và liên kết giữa các ý, câu văn trong bài. Tiêu chí này đánh giá cách tổ chức toàn bài luận, và sự liên kết thông tin, ý tưởng và ngôn ngữ trong bài viết của thí sinh. Sự mạch lạc ở đây là đề cập đến sự liên kết của các ý tưởng thông qua trình tự hợp lý và logic. Sự liên kết đề cập đến việc sử dụng đa dạng và thích hợp các ngôn từ liên kết (ví dụ: các kết nối logic, đại từ và liên từ) để giúp làm rõ ràng các mối quan hệ khái niệm và quy chiếu giữa và trong các câu. Vốn từ vựng và cụm từ (Lexical Resource - LR) Tiêu chí thứ ba đề cập đến phạm vi từ vựng được sử dụng và tính chính xác và thích hợp của chúng đối với đề bài cụ thể. Bài viết của thí sinh sẽ được đánh giá cao hơn nếu dùng được những cách diễn đạt tự nhiên (gần với bản ngữ) hơn, tức là các từ vựng có hàm ý sâu sắc thay vì những từ diễn đạt chung chung phổ biến khi viết, hoặc dùng được các cụm từ phù hợp với bối cảnh. Vốn từ vựng phong phú, sâu sắc và vận dụng phù hợp vào đúng bối cảnh trong bài viết sẽ giúp cho thí sinh đạt điểm cao hơn. Đây cũng là một vấn đề khó đối với các thí sinh thi IELTS. Phạm vi ngữ pháp và độ chính xác (Grammatical range and accuracy - GRA) Tiêu chí thứ tư đề cập đến phạm vi và cách sử dụng cấu trúc ngữ pháp phong phú và chính xác được thể hiện trong cách viết câu của thí sinh. Sự phong phú về mặt ngữ pháp được thể hiện ở khả năng viết các loại câu phong phú, từ câu đơn đến câu ghép, hay câu phức, và có nhiều cách diễn đạt khác nhau cho cùng một ý. Tiêu chí ngữ pháp ở bài viết IELTS học thuật còn được xét đến cả việc viết hoa đầu câu, viết hoa với các danh từ riêng, không viết tắt, sử dụng đúng dấu chấm câu, không viết sai chính tả.

Bài Viết 2

Mức độ trả lời Trong cả hai bài thi IELTS Học thuật và IELTS Tổng quát, Bài Viết 2 yêu cầu thí sinh viết một bài luận văn với tối thiểu 250 từ để trả lời câu hỏi về quan điểm hay phân tích một vấn đề xã hội. Bài luận văn mang phong cách học thuật, được tổ chức thành 3 phần gồm: mở bài, thân bài, và kết luận. Quan điểm và các ý chính phải được lập luận bằng những ý lớn, bổ trợ bằng những ý nhỏ và có dẫn chứng và các ví dụ có thể được rút ra từ kinh nghiệm của chính thí sinh. Câu trả lời phải có độ dài ít nhất 250 từ. Các bài viết dưới giới hạn từ tối thiểu bắt buộc sẽ bị trừ điểm. Các bài viết dài hơn 250 từ thì không bị trừ điểm, và thậm chí những bài viết có độ dài khoảng trên 300 từ vựng còn có thể được đánh giá cao nếu bố cục bài tốt, nội dung phân tích logic và không có lỗi ngữ pháp, lỗi chính tả… Vì trong phạm vi 40 phút, dưới áp lực phòng thi, với một đề thi không biết trước, thí sinh viết được một bài viết dài, với chất lượng tốt thì sẽ được đánh giá rất cao, và điểm số cũng sẽ cao. Sự mạch lạc và liên kết Tương tự bài Viết 1, tiêu chí tiếp theo liên quan đến sự rõ ràng và trôi chảy từ tổng tổng thể bài viết đến chi tiết của từng câu: cách tổ chức và liên kết thông tin, ý tưởng và ngôn ngữ trong bài viết. Tiêu chí này đánh giá cách tổ chức toàn bài luận, và sự liên kết thông tin, ý tưởng và ngôn ngữ trong bài viết của thí sinh. Sự mạch lạc ở đây là đề cập đến sự liên kết của các ý tưởng thông qua trình tự hợp lý và logic. Sự liên kết đề cập đến việc sử dụng đa dạng và thích hợp các ngôn từ liên kết (ví dụ: các kết nối logic, đại từ và liên từ) để giúp làm rõ ràng các mối quan hệ khái niệm và quy chiếu giữa và trong các câu. Vốn từ vựng Tương tự như ở bài Viết 1, tiêu chí thứ ba đề cập đến phạm vi từ vựng được sử dụng và tính chính xác và thích hợp của chúng đối với đề bài cụ thể. Bài viết của thí sinh sẽ được đánh giá cao hơn nếu dùng được những cách diễn đạt tự nhiên (gần với bản ngữ) hơn, tức là các từ vựng có hàm ý sâu sắc thay vì những từ diễn đạt chung chung phổ biến khi viết, hoặc dùng được các cụm từ phù hợp với bối cảnh. Vốn từ vựng phong phú, sâu sắc và vận dụng phù hợp vào đúng bối cảnh trong bài viết sẽ giúp cho thí sinh đạt điểm cao hơn. Phạm vi ngữ pháp và độ chính xác (Grammatical range and accuracy - GRA) Tiêu chí thứ tư đề cập đến phạm vi và cách sử dụng cấu trúc ngữ pháp phong phú và chính xác được thể hiện trong cách viết câu của thí sinh. Sự phong phú về mặt ngữ pháp được thể hiện ở khả năng viết các loại câu phong phú, từ câu đơn đến câu ghép, hay câu phức, và có nhiều cách diễn đạt khác nhau cho cùng một ý. Tiêu chí ngữ pháp ở bài viết IELTS học thuật còn được xét đến cả việc viết hoa đầu câu, viết hoa với các danh từ riêng, không viết tắt, sử dụng đúng dấu chấm câu, không viết sai chính tả.  

10 lời khuyên khi làm bài thi Viết IELTS học thuật

Để làm bài viết IELTS học thuật hiệu quả, bạn hãy tham khảo 10 lời khuyên dưới đây:

Đọc kỹ câu hỏi và hướng dẫn

Một trong những lý do phổ biến nhất dẫn đến điểm thấp trong bài thi viết là thí sinh không trả lời đúng câu hỏi. Nguyên nhân của việc này là do thí sinh không hiểu đầy đủ câu hỏi và hướng dẫn. Các câu hỏi không khó hiểu nhưng thí sinh cần nghiên cứu cấu trúc và biết cách phân tích chúng. Và thí sinh cũng cần có sự rèn luyện nhiều với các đề bài thi viết IELTS khác nhau để không bị tình trạng không biết từ vựng trong câu hỏi, hoặc không biết dạng bài nên không có chiến lược trả lời đúng cho các câu hỏi.

Lập dàn ý cho bài viết

Thí sinh nên luyện lập dàn ý cho bài viết trong quá trình luyện thi trước khi thi thật nhiều. Vì việc luyện tập tư duy theo một dàn ý sẽ giúp cho thí sinh viết đủ ý, đúng trọng tâm và phát huy được tối đa năng lực ngữ pháp, từ vựng của bản thân. Việc vào tới phòng thi và làm bài viết thật mới lập dàn ý là việc rất tốn thời gian và ảnh hưởng tiêu cực tới bài thi viết của bạn. Vì cấu trúc của các bài thi Viết phần 1 và phần 2 của IELTS là tương đối ổn định, nên căn bản là các thí sinh có thể luyện được các dàn ý tổng quan cho các dạng bài, sau đó là tư duy theo chủ đề và loại câu hỏi để có được dàn ý chi tiết dựa trên một dàn ý tổng quan. Có 4 lý do thí sinh nên làm điều này:
  • Lập dàn ý giúp thí sinh viết đúng yêu cầu và văn phong của IELTS
  • Lập dàn ý giúp thí sinh có bố cục bài luận chặt chẽ và logic
  • Lập dàn ý dẫn đến câu trả lời phù hợp hơn, lập luận sâu sắc hơn
  • Lập dàn ý dẫn đến tư duy chọn từ vựng và cách diễn đạt tối ưu hơn
Văn phong của IELTS có nhiều điểm khác biệt so với một bài văn tiếng Việt. Tuy nhìn cơ bản thì các bài luận (bài văn) đều có yêu cầu giống nhau là có các phần Mở bài, Thân bài và Kết luận. Nhưng thực chất cách tư duy và triển khai ý của tiếng Anh khác với tiếng Việt, và bài Viết học thuật của IELTS lại càng có nhiều khác biệt hơn nữa. Chính vì thế, thí sinh nên học các loại dàn ý khung đối với từng loại câu hỏi, và từ dàn ý tổng thể đó thí sinh luyện cách xây dựng dàn ý chi tiết cho từng câu hỏi. Khi đã quen rồi thì thí sinh sẽ tự hình thành được dàn ý trong đầu mà không nhất thiết phải viết ra giấy, giúp tiết kiệm rất nhiều thời gian khi viết trong buổi thi thật. Việc lập dàn ý cũng đảm bảo rằng thí sinh sẽ trả lời đủ mọi điểm mà câu hỏi yêu cầu, đáp ứng các tiêu chí Mức độ hoàn thành/trả lời chiếm 25% số điểm. Hơn nữa, dàn ý sẽ cung cấp cho phần trả lời một cấu trúc có tổ chức hơn, điều này sẽ giúp thí sinh ghi điểm về sự mạch lạc và gắn kết. Tiêu chí chấm điểm này chiếm 25% tổng số điểm.

Biết cấu trúc câu trả lời

Tin vui là thí sinh chỉ cần học hai cấu trúc bài luận, một cấu trúc cho Bài Viết 1 và một cấu trúc cho Bài Viết 2. Chúng có thể được sử dụng cho bất kỳ câu hỏi nào trong đề bài. Đây là một trong những mẹo viết IELTS giá trị nhất. Đôi khi thí sinh sẽ cần điều chỉnh cấu trúc bài viết một chút, nhưng cấu trúc cơ bản vẫn giữ nguyên. Tuy nhiên, những điều chỉnh về cấu trúc này rất dễ học và với sự luyện tập đầy đủ, thí sinh sẽ sớm viết được những câu trả lời đạt điểm cao trong thời hạn cho phép.

Hiểu các tiêu chí chấm điểm

Để đạt điểm cao trong kỳ thi viết IELTS, thí sinh cần biết chính xác những gì giám khảo muốn. Vì vậy, một bước quan trọng để đạt được thành công là hiểu các tiêu chí chấm điểm. Đối với phần này Smartcom English sẽ có một bài viết chuyên sâu kèm theo bài giảng thì mới làm rõ được các tiêu chí chấm điểm căn bản, giúp người ôn thi IELTS có cái nhìn sâu sắc, đầy đủ về tiêu chí chấm điểm và có thể viết được bài viết tốt hơn. Trước mắt, bạn có thể tham khảo video bài giảng dưới đây của thầy Nguyễn Anh Đức, chuyên gia trưởng của Smartcom English, để có cái nhìn thực tế về tiêu chí để có một bài viết IELTS đạt điểm tối đa.

Làm quen với các chủ đề thường gặp

Tuy rộng, nhưng IELTS vẫn có các chủ đề cụ thể thường xuyên xuất hiện trong mỗi phần của bài kiểm tra viết. Vốn dĩ mỗi chủ đề sẽ đòi hỏi vốn từ vựng và cả cách lập luận đặc thù của nó. Cho nên việc rèn luyện IELTS theo chủ đề là một việc làm hết sức cấn thiết. Nếu thí sinh thực hành trả lời các câu hỏi về những chủ đề này trong quá trình ôn luyện, thí sinh sẽ có sự chuẩn bị tốt cho ngày thi.

Sử dụng từ đồng nghĩa và cách diễn giải

Thí sinh sẽ cần sử dụng các từ khóa từ các câu hỏi trong câu trả lời của mình. Tuy nhiên, thay vì chép lại, thí sinh cần cố gắng sử dụng các từ đồng nghĩa. Đây là điều cần thiết để đạt được điểm cao trong tiêu chí Vốn từ vựng, chiếm 25% tổng số điểm. Giám khảo sẽ không chấm điểm cao nếu thí sinh cứ lặp đi lặp lại những từ giống nhau. Bên cạnh đó, thí sinh cũng cần biết cách diễn giải, tức là nói cùng một điều theo nhiều cách khác nhau bằng việc sử dụng các cấu trúc câu và từ đồng nghĩa. Đây không chỉ là một mẹo viết IELTS mà còn áp dụng cho các phần Đọc, Nói và Nghe của kỳ thi.

Viết đúng số từ

Số lượng từ tối thiểu là một điểm thí sinh cần lưu ý. Để không lãng phí thời gian đếm từng từ, thí sinh cần tập tính ra số từ trung bình mình thường viết trên mỗi dòng và nhân số này với số dòng trong câu trả lời của mình. Thực hành điều này trong quá trình chuẩn bị và thí sinh sẽ sớm ước tính được số từ của mình một cách nhanh chóng và chính xác. Nếu thí sinh viết ít từ hơn yêu cầu, bạn sẽ bị mất điểm trong tiêu chí Mức độ hoàn thành/trả lời. Tuy nhiên, không phải cứ viết nhiều hơn số từ tối thiểu là thí sinh sẽ được cộng thêm điểm. Điểm được chấm cho chất lượng của nội dung bài viết, không phải số lượng từ nhiều. Khi tập viết, thí sinh nên đặt mục tiêu khoảng 160-180 từ cho bài Viết 1 và từ 260 đến 300 từ cho bài Viết 2. Điều này cho phép thí sinh tập viết tất cả nội dung cần thiết mà không bị lạc đề.

Hãy viết cụ thể

Đây là một vấn đề đối với thí sinh người Việt, vì tư duy khái quát hóa khi viết văn vốn là đặc điểm cố hữu của chúng ta. Ngược lại với bài viết IELTS, chuyên gia khảo thí đòi hỏi mỗi phần trong câu trả lời của thí sinh phải liên quan trực tiếp đến câu hỏi, càng cụ thể càng tốt. Câu hỏi sẽ cho biết chính xác những gì cần viết, vì vậy thì sinh phải đảm bảo đi đúng chủ đề và không viết về bất kỳ điều gì khác, và trong Bài 2 thì thí sinh cần nêu quan điểm cá nhân, và phân tích dưới góc nhìn của cá nhân mình. Ví dụ, đối với câu hỏi về tác động của nhiên liệu hóa thạch đối với sự ấm lên toàn cầu, hãy viết về vấn đề cụ thể này dưới quan điểm và kiến thức của cá nhân bạn, không phải hiện tượng Trái Đất ấm lên nói chung.

Quản lý thời gian chặt chẽ

Đây là phân bổ thời gian làm bài được đề xuất:
  • Bài viết 1 - 20 phút
  • Bài viết 2 - 40 phút
Việc luyện tập lập dàn bài trước khi bắt đầu viết trong quá trình ôn luyện sẽ giúp cho bạn có thói quen quản lý thời gian làm bài của từng phần tốt hơn. Và khi vào phòng thi, việc đã luôn có sẵn dàn bài trong đầu sẽ giúp thí sinh hoàn thành bài luận của mình ít hơn hoặc trong khoảng thời gian cho phép. Bài viết 2 đóng góp gấp đôi vào điểm tổng thể so với bài Viết 1. Vì lý do này, thí sinh nên làm Bài 2 trước. Hầu hết mọi người làm Bài 1 trước và làm quá thời gian 20 phút. Điều này khiến thí sinh không có đủ thời gian để viết Bài 2 đầy đủ.

Kiểm tra lại phần trả lời

Bạn sẽ ngạc nhiên về số lượng thí sinh không kiểm tra câu trả lời của mình và mất điểm vì những lỗi nhỏ ngớ ngẩn có thể dễ dàng phát hiện ra nếu họ đọc lại bài làm. Bản thân người bản ngữ cũng có thể tìm thấy lỗi trong các câu họ viết mặc dù tiếng Anh là ngôn ngữ mẹ đẻ của họ. Điều này liên quan đến sự quản lý thời gian vì thì sinh cần để lại một vài phút ở cuối để kiểm tra lại bài viết của mình. Việc kiểm tra và phát hiện ra những lỗi như sai chính tả, dùng nhầm từ, chia động từ, lỗi về danh từ số nhiều, hay các dấu câu… sẽ giúp bạn kịp thời sửa chữa và không làm mất đi điểm số quý giá mà bạn đã nỗ lực rèn luyện trong một thời gian dài.  

Thông tin liên hệ

Trụ sở chính: Smartcom English – Tầng 4 nhà 29T2, đường Hoàng Đạo Thúy, khu đô thị Trung Hòa Nhân Chính, quận Cầu Giấy, Hà Nội. Website: https://smartcom.vn Điện thoại: (+84) 024.22427799 Zalo: 0865835099 Email: mail@smartcom.vn Facebook: https://facebook.com/smartcom.vn Youtube: https://youtube.com/c/smartcomvn

Smartcom English