THI THỬ IELTS TRÊN MÁY TÍNH HÀNG NGÀY

Đã có 103 người đăng ký mới và 73 lượt làm bài thi trong tháng

TOÀN THỜI GIAN
0
Guest user
9
1
Nguyễn Duy Thái
9
2
Phạm Tiến Thành
9
3
Lê Quang Huy
9
4
Nguyễn Hoàng Thái
9
5
Nguyễn Hoàng Dương
9
6
Phạm Nam Thái
9
7
Tô Đức Tiến
9
8
Lê Thị Khánh Linh
9
9
Lê Thùy Trang
8.5
TUẦN GẦN NHẤT
BÀI THI ĐƯỢC THI NHIỀU NHẤT
0
CAMBRIDGE 18 - Test 1
72
1
Cambridge 16 - Test 4
62
2
Cambridge 17 - Test 4
40
3
Actual Test 27
39
4
Cambridge 17 - Test 2
36
5
Cambridge 17 - Test 3
34
6
Cambridge 17 - Test 1
33
7
Cambridge 16 - Test 2
30
8
IELTS CAMBRIDGE 15 - Test 1
29
9
Cambridge 16 - Test 3
28

Cha mẹ đã đến lúc nghĩ tới thời gian ngồi trước màn hình của con cái


1. Vài điều về lời khuyên của Sarah Krongrard

Lời khuyên từ Harvard cho cha mẹ với tư duy giới hạn thời gian sử dụng thiết bị điện tử của con, khi mà dịch bệnh đã khiến cho việc con phải sử dụng thiết bị điện tử để học tập và giải trí tại nhà là bắt buộc.

Thời gian ngồi trước màn hình các thiết bị điện tử (gồm: máy tính cá nhân, máy tính bảng, điện thoại di động và TV) là một chủ đề tranh luận phổ biến, đầy thách thức và thường gây chia rẽ giữa các bậc cha mẹ và người chăm sóc trẻ, vốn dĩ đang vật lộn để xác định cách điều chỉnh tốt nhất việc sử dụng công nghệ của trẻ em trong một thế giới đang bị lấp đầy bởi các thiết bị điện tử và công nghệ thông tin.

Trong bối cảnh phong tỏa và giãn cách do COVID-19, nhiều phụ huynh và giáo viên đã điều chỉnh các quy tắc về thời gian sử dụng thiết bị cho trẻ em, điều này thường dẫn đến việc các bậc cha mẹ mặc cảm lo lắng đặt câu hỏi về việc con họ đã dành nhiều giờ để xem Peppa Pig hoặc lướt Facebook hay Instagram… ngoài việc đi học từ xa, lớp học múa ba lê ảo hay dự tiệc sinh nhật qua Zoom. Đối với nhiều người, các quy định về thời gian sử dụng màn hình điện tử đối với con cái đã bị phá vỡ, thậm chí biến mất khi công nghệ đóng vai trò là kết nối duy nhất với thế giới bên ngoài trong khi dịch bệnh lan tràn.

Bây giờ, những giáo viên và những nhà giáo dục phải tự hỏi chúng ta sẽ bắt đầu từ đâu đây? Liệu chúng ta có tiếp tục với việc cho trẻ thoải mái sử dụng thiết bị điện tử để xem phim và học hành, sau khi xem xét vai trò của nó trong hơn một năm rưỡi qua, hay chúng ta tiếp tục thực hiện các hạn chế về việc sử dụng thiết bị điện tử này với trẻ em? “Bình thường mới” khi nói đến thời gian ngồi trước màn hình điện tử là gì?

Để có sự tương tác với các thiết bị này một cách công tâm hơn, hãy coi việc học tập trong dịch bệnh này như một cơ hội để tạm dừng, suy ngẫm và hình dung lại mối quan hệ của con trẻ với màn hình. Dưới đây là bốn khuyến nghị để chuyển từ tập trung vào hạn chế sử dụng màn hình sang cách tiếp cận tích hợp phù hợp hơn:

2. Thay đổi cách tư duy từ “thời gian ngồi trước màn hình” sang “xem gì trên màn hình”

Tập trung vào Cách thứcLý do con bạn tương tác với màn hình và bớt căng thẳng về lượng thời gian chúng sử dụng phương tiện truyền thông. Hãy xem bối cảnh sử dụng màn hình của các con là gì? Ví dụ, khi dành thời gian nhìn chằm chằm vào điện thoại, con bạn có thể đang thảo luận về chuyện tình cảm với một người bạn, chủ đề này ít nói về công nghệ mà lại tập trung nhiều hơn về mối liên kết được xây dựng thông qua cuộc trò chuyện dựa trên văn bản? Khi con đang say sưa xem truyền hình trực tuyến, chúng có đang xem xét mối liên hệ giữa những gì đang chiếu với thực tế xã hội của con không? Câu chuyện trên màn hình khiến con cảm thấy, suy nghĩ và tưởng tượng điều gì?

3. Đề cao cách thức trò chuyện với con về nội dung trên thiết bị

Hãy quan sát con bạn đang xem, tạo ra hoặc chia sẻ nội dung gì? Nội dung này có hữu ích cho con không? Hay nội dung đó có thể có vấn đề hoặc không phù hợp? Ví dụ: đó có phải là bạo lực, về một chủ nghĩa sai lầm, bóc lột, thành kiến hoặc có khả năng gây hại cho sự phát triển của con bạn không? Quan trọng hơn nữa là con bạn hiểu và và vận dùng gì từ nội dung chúng xem?

Tạo cơ hội để trò chuyện cởi mở với con bạn về phương nội dung từ thiết bị mà con đã xem. Hãy thể hiện sự tò mò của bạn để tránh việc trẻ cảm thấy bị phán xét, và thay vào đó hãy cố gắng hiểu lý do tại sao con bị thu hút vào chương trình cụ thể ấy. Bắt đầu bằng cách đặt những câu hỏi khuyến khích con thể hiện cảm xúc, chẳng hạn như: “Con thích điều gì về chương trình này? Con không thích điều gì? Tại sao?”

Hãy đảm bảo rằng con bạn cảm thấy rằng ý kiến ​​của chúng có giá trị với bạn khi chúng về vấn đề nội dung mà con xem. Từ đó, cố gắng đào sâu vào các cuộc trò chuyện, phân tích sâu hơn, phù hợp với lứa tuổi của con, khuyến khích con khám phá các chủ đề phức tạp, chẳng hạn như động cơ của nhân vật hoặc ý định của tác giả trong mỗi câu chuyện được kể.

4. Trao cho con cơ hội phân tích các thông điệp được chia sẻ

Hãy dành thời gian để ngồi với con bạn và cùng nhau khám phá các vấn đề hóc búa như sức mạnh, kinh tế và quyền sở hữu… Hãy đặt những câu hỏi như ai đã tạo ra những công nghệ này và vì mục đích gì? Nó đại diện cho tiếng nói của ai, còn ai không được đại diện? Ở nhiều phương diện khác nhau, con trẻ thực sự là những người “bản địa” đầy hiểu biết về kỹ thuật số, những người thực sự đang liên tục định hướng các công nghệ mới. Nhưng để tham gia đầy đủ, hiệu quả và an toàn vào thế giới công nghệ, trẻ em và thanh thiếu niên cần được hướng dẫn (từ bạn, với tư cách là cha mẹ!). Chúng cũng cần các nguồn lực, cơ hội thực hành và đối thoại liên tục với những người lớn trong cuộc sống của chúng.

5. Hãy xem cách chính cha mẹ đang sử dụng màn hình vào việc gì

Vì những gì bạn xem với màn hình điện thoại và máy tính chính là hình mẫu với con bạn. Hãy xem xét thời gian sử dụng thiết bị, việc sử dụng màn hình và mức độ tương tác chung với công nghệ của riêng bạn một cách khách quan. Chúng có đang làm tấm gương tốt hay gương xấu cho con?

Smartcom English(dịch và minh họa)

Nguồn: Nghiên cứu của Harvard – https://www.gse.harvard.edu/news/uk/21/08/parents-time-rethink-your-child%E2%80%99s-relationship-screen-time

Tags:

Cha mẹ đã đến lúc nghĩ tới thời gian ngồi trước màn hình của con cái

1. Vài điều về lời khuyên của Sarah Krongrard

Lời khuyên từ Harvard cho cha mẹ với tư duy giới hạn thời gian sử dụng thiết bị điện tử của con, khi mà dịch bệnh đã khiến cho việc con phải sử dụng thiết bị điện tử để học tập và giải trí tại nhà là bắt buộc. Thời gian ngồi trước màn hình các thiết bị điện tử (gồm: máy tính cá nhân, máy tính bảng, điện thoại di động và TV) là một chủ đề tranh luận phổ biến, đầy thách thức và thường gây chia rẽ giữa các bậc cha mẹ và người chăm sóc trẻ, vốn dĩ đang vật lộn để xác định cách điều chỉnh tốt nhất việc sử dụng công nghệ của trẻ em trong một thế giới đang bị lấp đầy bởi các thiết bị điện tử và công nghệ thông tin. Trong bối cảnh phong tỏa và giãn cách do COVID-19, nhiều phụ huynh và giáo viên đã điều chỉnh các quy tắc về thời gian sử dụng thiết bị cho trẻ em, điều này thường dẫn đến việc các bậc cha mẹ mặc cảm lo lắng đặt câu hỏi về việc con họ đã dành nhiều giờ để xem Peppa Pig hoặc lướt Facebook hay Instagram… ngoài việc đi học từ xa, lớp học múa ba lê ảo hay dự tiệc sinh nhật qua Zoom. Đối với nhiều người, các quy định về thời gian sử dụng màn hình điện tử đối với con cái đã bị phá vỡ, thậm chí biến mất khi công nghệ đóng vai trò là kết nối duy nhất với thế giới bên ngoài trong khi dịch bệnh lan tràn. Bây giờ, những giáo viên và những nhà giáo dục phải tự hỏi chúng ta sẽ bắt đầu từ đâu đây? Liệu chúng ta có tiếp tục với việc cho trẻ thoải mái sử dụng thiết bị điện tử để xem phim và học hành, sau khi xem xét vai trò của nó trong hơn một năm rưỡi qua, hay chúng ta tiếp tục thực hiện các hạn chế về việc sử dụng thiết bị điện tử này với trẻ em? "Bình thường mới" khi nói đến thời gian ngồi trước màn hình điện tử là gì? Để có sự tương tác với các thiết bị này một cách công tâm hơn, hãy coi việc học tập trong dịch bệnh này như một cơ hội để tạm dừng, suy ngẫm và hình dung lại mối quan hệ của con trẻ với màn hình. Dưới đây là bốn khuyến nghị để chuyển từ tập trung vào hạn chế sử dụng màn hình sang cách tiếp cận tích hợp phù hợp hơn:

2. Thay đổi cách tư duy từ “thời gian ngồi trước màn hình” sang “xem gì trên màn hình”

Tập trung vào Cách thứcLý do con bạn tương tác với màn hình và bớt căng thẳng về lượng thời gian chúng sử dụng phương tiện truyền thông. Hãy xem bối cảnh sử dụng màn hình của các con là gì? Ví dụ, khi dành thời gian nhìn chằm chằm vào điện thoại, con bạn có thể đang thảo luận về chuyện tình cảm với một người bạn, chủ đề này ít nói về công nghệ mà lại tập trung nhiều hơn về mối liên kết được xây dựng thông qua cuộc trò chuyện dựa trên văn bản? Khi con đang say sưa xem truyền hình trực tuyến, chúng có đang xem xét mối liên hệ giữa những gì đang chiếu với thực tế xã hội của con không? Câu chuyện trên màn hình khiến con cảm thấy, suy nghĩ và tưởng tượng điều gì?

3. Đề cao cách thức trò chuyện với con về nội dung trên thiết bị

Hãy quan sát con bạn đang xem, tạo ra hoặc chia sẻ nội dung gì? Nội dung này có hữu ích cho con không? Hay nội dung đó có thể có vấn đề hoặc không phù hợp? Ví dụ: đó có phải là bạo lực, về một chủ nghĩa sai lầm, bóc lột, thành kiến hoặc có khả năng gây hại cho sự phát triển của con bạn không? Quan trọng hơn nữa là con bạn hiểu và và vận dùng gì từ nội dung chúng xem? Tạo cơ hội để trò chuyện cởi mở với con bạn về phương nội dung từ thiết bị mà con đã xem. Hãy thể hiện sự tò mò của bạn để tránh việc trẻ cảm thấy bị phán xét, và thay vào đó hãy cố gắng hiểu lý do tại sao con bị thu hút vào chương trình cụ thể ấy. Bắt đầu bằng cách đặt những câu hỏi khuyến khích con thể hiện cảm xúc, chẳng hạn như: “Con thích điều gì về chương trình này? Con không thích điều gì? Tại sao?" Hãy đảm bảo rằng con bạn cảm thấy rằng ý kiến ​​của chúng có giá trị với bạn khi chúng về vấn đề nội dung mà con xem. Từ đó, cố gắng đào sâu vào các cuộc trò chuyện, phân tích sâu hơn, phù hợp với lứa tuổi của con, khuyến khích con khám phá các chủ đề phức tạp, chẳng hạn như động cơ của nhân vật hoặc ý định của tác giả trong mỗi câu chuyện được kể.

4. Trao cho con cơ hội phân tích các thông điệp được chia sẻ

Hãy dành thời gian để ngồi với con bạn và cùng nhau khám phá các vấn đề hóc búa như sức mạnh, kinh tế và quyền sở hữu... Hãy đặt những câu hỏi như ai đã tạo ra những công nghệ này và vì mục đích gì? Nó đại diện cho tiếng nói của ai, còn ai không được đại diện? Ở nhiều phương diện khác nhau, con trẻ thực sự là những người “bản địa” đầy hiểu biết về kỹ thuật số, những người thực sự đang liên tục định hướng các công nghệ mới. Nhưng để tham gia đầy đủ, hiệu quả và an toàn vào thế giới công nghệ, trẻ em và thanh thiếu niên cần được hướng dẫn (từ bạn, với tư cách là cha mẹ!). Chúng cũng cần các nguồn lực, cơ hội thực hành và đối thoại liên tục với những người lớn trong cuộc sống của chúng.

5. Hãy xem cách chính cha mẹ đang sử dụng màn hình vào việc gì

Vì những gì bạn xem với màn hình điện thoại và máy tính chính là hình mẫu với con bạn. Hãy xem xét thời gian sử dụng thiết bị, việc sử dụng màn hình và mức độ tương tác chung với công nghệ của riêng bạn một cách khách quan. Chúng có đang làm tấm gương tốt hay gương xấu cho con?

Smartcom English(dịch và minh họa)

Nguồn: Nghiên cứu của Harvard - https://www.gse.harvard.edu/news/uk/21/08/parents-time-rethink-your-child%E2%80%99s-relationship-screen-time

  • Bảng vàng thành tích luyện thi IELTS
  • Học từ vựng IELTS theo phương pháp Do Thái
  • Luyện thi IELTS phương pháp Siêu trí nhớ
  • Khóa luyện thi IELTS Cơ bản
  • Khóa luyện thi IELTS cao cấp
  • Cơ sở vật chất 5 sao